Những bệnh đường hô hấp trong đó có hen suyễn thường gặp ở trẻ em, nhất là độ tuổi từ 1-4, bệnh thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, thời tiết ẩm ướt hoặc hanh khô. Câu hỏi lớn nhất của hầu hết cha mẹ có con bị bệnh đường hô hấp là hen suyễn có chữa kh
Câu hỏi: Con em năm nay được gần 3 tuổi, cháu hay bị ho, đi khám được chuẩn đoán là mắc bệnh hen suyễn? Em rất lo lắng, xin hỏi bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không thưa bác sĩ? Và cách điều trị bệnh hen suyễn như thế nào? (Như Quỳnh, Nghệ An)
Trả lời:
Chào bạn,
Hen suyễn là bệnh chắc chắn không chữa khỏi hoàn toàn được, hen suyễn được xác định là một bệnh mãn tính mà những ai mắc phải sẽ bị suốt cuộc đời. Tuy nhiên, hen suyễn có chữa được, và có thể kiểm soát được khi người bệnh được điều trị tích cực và có chế độ chăm sóc tốt.Hen suyễn là một bệnh dị ứng ở phế quản làm co hẹp đường thở khiến người bệnh có những triệu chứng như: Khó thở, ho, thở khò khè.
Những nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ em:
Theo thống kê có khoảng 20 đến 30% trẻ em mắc bệnh hen phế quản. Tại nhiều quốc gia, con số này đang ngày càng tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên hen phế quản ở trẻ em có thể do 3 thể chính thường gặp: hen do khởi phát vận động, hen dị ứng và hen do vi rút.
Hen do khởi phát vận động
Bênh thường xảy ra khi trẻ chạy nhảy và vui chơi hoặc có thể do tập luyện với cường độ cao. Lúc đó, trẻ cần nhiều không khí hơn nên sẽ thở nhanh qua miệng. Đường thở dễ bị hẹp do phản ứng với không khí khô lạnh. Triệu chứng thường thấy chính là ho, khó thở và thở khò khè hay ngực nặng. Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ngừng vận động 5 đến 10 phút. Sau đó thường giảm dần sau 20-30 phút mà có thể không cần dùng tới thuốc cắt cơn hen.
Bệnh hen suyễn ở trẻ em do dị ứng
Có thể do trẻ dị ứng với những di truyền như phấn hoa, bụi nhà, bọ mạt và hóa chất trong những sản phẩm vệ sinh như nước lau sàn, bột giặt, nước xả vải hoặc từ một số thực phẩm dễ gây dị ứng như bò, trứng, hải sản…Các bậc phụ huynh cần xác định rõ nguyên nhân gây dị ứng để giúp con tránh xa và đề phòng sớm bệnh hen suyễn phế quản ở trẻ em.
Hen do vi rút
Bệnh hen suyễn ở trẻ em do vi rút thường xảy ra sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp bởi vi rút (RSV hay parainfluenza virus). Khi bị hen ở dạng này, trẻ thường có cảm giác khó thở và thở ran rít.
Để phòng tránh bệnh hen suyễn ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần tránh hút thuốc trong khi mang thai, nên cho con bú mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nhất là cha mẹ cần xác định được nguyên nhân dẫn đến bệnh hen và loại bỏ những di nguyên gây kích ứng cơn hen ở trẻ.
Hiện nay có 2 loại thuốc chính trong điều trị hen suyễn ở trẻ em có tác dụng không giống nhau là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Tuy nhiên, các thuốc chữa hen phế quản chỉ có tác dụng chủ yếu giãn phế quản làm dịu cơn hen.
Quan trọng nhất đối với người mắc bệnh hen suyễn, nhất là trẻ nhỏ cần được bổ sung những dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng như Immune Alpha, sữa non Colostrum, Chất xơ hòa tan FOS…Những dưỡng chất tăng cường sức đề kháng này không những giúp giảm ốm vặt ở trẻ mà còn giúp điều trị hiệu quả bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tình trạng gây dị ứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nếu tình trạng bệnh vẫn tái phát, cha mẹ nên cho con đến bệnh viện khám để bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Chúc cháu nhanh khỏi ốm.
Theo suckhoedoisong.vn