Viêm mũi tiền đình là tình trạng viêm nhiễm trong lỗ mũi, do tác động ngoáy mũi sâu không đúng cách, ngoáy quá mạnh và nhiều lần trong ngày gây tổn thương mũi. Ngoài ra, còn có thể do việc cắt và nhổ lông mũi quá ngắn không đảm bảo chức năng chặn bụi bẩn và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cũng khiến bệnh nặng thêm.
Xác định tình trạng bệnh viêm mũi tiền đình
Viêm mũi tiền đình được chia làm 2 cấp độ khác nhau, tùy theo tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Viêm mũi tiền đình cấp tính: Biểu hiện của tình trạng này là vùng mũi của bệnh nhân sưng đỏ, đau, đồng thời lan sang hai bên cánh mũi hoặc vào bên trong lớp niêm mạc mũi. Cảm giác đau sẽ thấy rõ nhất là khi dùng tay ấn vào, có khối sưng viêm, gây đau rát, khó chịu khi mỗi lần hắt xì hơi, thở khó, khô và nóng.
- Viêm mũi tiền đình mãn tính: Đây là tình trạng bệnh nặng hơn viêm mũi tiền đình cấp tính, tình trạng ngứa mũi tăng lên, lông mũi rụng, da dầy hơn, đóng vảy, nóng và nứt nẻ khiến cho bệnh nhân cảm giác khó chịu. Đặc biệt tình trạng lây nhiễm sẽ nhanh hơn khiến cho bệnh nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không thể lường trước được.
Hậu quả nguy hiểm của viêm mũi tiền đình gây ra là gì?
Viêm mũi tiền đình gây sưng đau và lan sang các vùng lân cận khác của khoang mũi, làm sưng đỏ, nóng rát...
Trường hợp bệnh nhân nặng hơn có thể dẫn đến hiện tượng viêm mũi nặng, viêm xoang mũi, viêm họng, viêm tai giữa ... Bệnh kéo dài hơn còn phát sinh ra các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm màng não, viêm xương tủy, gây nên tình trạng đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung trong công việc.
Cách phòng và điều trị khi bị viêm mũi tiền đình
Bệnh nhân bị
viêm mũi tiền đình đặc biệt không được ngoáy mũi quá sâu, không nhổ lông mũi, để tránh gây nên dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng khoang mũi, họng bằng nước muối sinh lý 0,9% mỗi ngày, xịt mũi đúng cách tránh để dịch nhầy mũi đọng lại gây tắc và gây viêm mũi.
Tùy theo mức độ của bệnh, nên điều trị bằng thuốc là phương pháp tốt nhất. Đối với những bệnh nhân cấp tính, có thể sử dụng thuốc pommade có kháng sinh và corticoid lên nơi bị viên mỗi ngày 3 lần. Để đạt hiệu quả bạn cần phải dùng từ 2 -3 tuần cho đến khi triệu chứng này hết hẳn, không nên ngừng thuốc đột ngột để tránh trường hợp bệnh tình nặng hơn.
Bên cạnh dùng thuốc người bệnh cần phải kết hợp phương pháp luyện tập thể dục thể thao và bổ sung các dưỡng chất đầy đủ để nâng cao thể trạng và nhanh chóng được phục hồi sớm.
Đối với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 9 tuổi, các bậc cha mẹ cần phải nâng cao sức khỏe bằng cách bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng như
Immune Alpha, Colostrum ( sữa non), FOS (chất xơ hòa tan) giúp trẻ có được hệ miễn dịch tốt nhất, phòng chống ốm vặt và các bệnh viêm đường hô hấp trên..