Thời điểm bé ăn dặm đôi khi là “cuộc chiến” của nhiều bà mẹ. Với cách ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy hay cách ăn dặm truyền thống thì nấu cháo cho bé ăn dặm cũng phải chứa đủ các dưỡng chất cho bé hấp thu đồng thời giúp bé chịu ăn tốt.
Cách nấu cháo cho bé còi xương
Nấu cháo đúng cách cho bé mà mẹ cần phải nhớ đó là nguyên tắc làm quen. Tức là bé cần được làm quen dần với từng loại thực phẩm khác nhau. Ăn đa dạng giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Giai đoạn bé tập ăn dặm nên xay nhuyễn, băm nhỏ thịt, cá, rau, rau củ quả và tăng dần độ thô của thức ăn, tùy thuộc vào khả năng thích ứng của từng bé để giúp bé là quen với việc nhai.
Với bé dưới 1 tuổi mẹ không nên dùng các loại gia vị dù chỉ là muối để chế biến đồ ăn dặm cho bé. Thay vào đó mẹ có thể ninh nước rau củ làm nước dùng nấu cháo cho trẻ để món ăn thêm hấp dẫn.
4 món cháo ngon cho bé bị còi xương tập ăn dặm
1. Cháo lòng đỏ trứng gà:
Trứng gà cũng được các chuyên gia khuyến khích nên đưa vào thực đơn dinh dưỡng cho bé còi xương. Bởi trong trứng gà chứa hàm lượng lớn chất đạm có giá trị sinh học cao. Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin A, D và các khoáng chất: sắt, kẽm, canxi…
Nguyên liệu: 2 quả trứng gà + 50g gạo ngon + bột gia vị vừa đủ
Cách chế biến: Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột. Gạo rang vàng tán thành bột. Trộn đều trứng và gạo. Cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun cho cháo sôi kỹ. Thêm bột gia vị vào quấy đều, đợi đến khi cháo sôi, tắt bếp. Cháo đợi nguội dần rồi cho bé ăn trong khoảng thời gian 20-30 phút, ăn 1 lần trong ngày.
2. Món cháo tôm:
Cháo tôm thường xuyên xuất hiện nhiều trong chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Do trong tôm có hàm lượng protein cao, các axit amin thiết yếu giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thu. Ai cũng biết, tôm chứa một lượng canxi rất lớn tốt cho xương. Ngoài ra trong tôm cũng có nhiều dưỡng chất photpho, kẽm giúp hỗ trợ tăng chiều cao ở bé. Bởi vậy, món cháo tôm là món ăn dặm lý tưởng cho trẻ còi xương.
Nguyên liệu: 150g tôm + 50g gạo + gia vị
Cách chế biến: Tôm bóc vỏ, rửa sạch. Giã nhỏ thịt tôm, vỏ tôm sấy khô tán thành bột. Gạo xay nhuyễn thành bột. Trộn 3 thứ thịt tôm + bột vỏ tôm + bột gạo hòa lẫn vào nhau. Cho vào chút nước rồi đun lên. Thêm gia vị vừa ăn hợp với khẩu vị của bé. Đợi đến khi sôi, tắt bếp, đợi nguội dần rồi cho bé ăn. Nên cho ăn một lần trong ngày vào lúc bé đói.
3. Cháo cá lóc:
Cá lóc có vị ngọt, nhiều thịt, ăn rất mát, không độc. Do đó rất thích hợp để chế biến thành món ăn dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Cháo cá lóc là một món ăn vừa ngon, dễ ăn, vừa bổ sung nhiều canxi cho bé.
Nguyên liệu: 1 con cá lóc (300g), 30g rau cải xoong, 50g gạo, gia vị đầy đủ.
Cách chế biến: Làm cá sạch, đem hấp cách thủy, sau đó gỡ thịt bỏ xương. Xương ca đem đi giã nhỏ, lọc lấy 200ml nước. Ướp thịt với gia vị vừa đủ. Gạo xay thành bột. Rau cải xoong rửa sạch, thái nhỏ. Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ. Khi cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào. Đợi cháo sôi là được. Cho bé thưởng thức ngày 1,2 lần ăn khi đó
4. Cháo lươn đồng:
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua. Cháo lươn rất thích hợp với các bé còi xương, suy dinh dưỡng.
Nguyên liệu: 200gr thịt lươn, 100gr gạo, 100gr khoai môn
Cách chế biến: Lươn cho vào chút muối và bóp sạch nhớt. Sau đó, cho lươn vào luộc chín rồi gỡ riêng thịt và xương ra. Sau đó tiếp tục ninh hoặc xay nhỏ để lấy nước dùng nấu cháo.
Gạo cho vào nồi ninh nhừ sau đó cho phần thịt lươn vào và đun sôi lại. Với bé 6 tháng bạn nên cho vào máy xay xay nhuyễn.
>>>
Cốm còi xương giúp trẻ thoát còi
>>>
Tại sao còi xương phải thường xuyên tắm nắng?
Bé bị còi còi xương nên bổ sung thêm nhóm chất
Bên cạnh món
cháo cháo cho bé còi xương, mẹ cũng cần bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ bé bị còi xương, để tiếp thêm “nguyên liệu” phòng ngừa còi xương, suy dinh dưỡng bằng các dưỡng chất Canxi, Vitamin D3, MK7 giúp phát triển xương và tăng chiều cao. Cùng với các chất tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp nâng cao sức khỏe như Immune Alpha, Sữa non Colostrum, FOS chất xơ hòa tan giúp bé hấp tốt các dưỡng chất.
Việc bé ăn dặm sớm sẽ khiến các tuyến vị, nhu động ruột làm việc trong khi vẫn chưa phát triển, dẫn đến tiêu hóa kém, khó hấp thu, bé còi xương là tất yếu.
Thường xuyên cho bé tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối để cơ thể hấp thu vitamin D, mỗi sáng chỉ khoảng 15 - 20 phút. Nhiều cha mẹ lo sợ con dễ ốm khi ra ngoài nên khư khư giữ con trong nhà, chính việc này đã khiến canxi không được chuyển hóa để hấp thu do thiếu vitamin D.
Chú trọng các món ăn giàu canxi, photpho, vitamin và khoáng chất như: cá, trứng, tôm, cua, ngao, sò … Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín.
Trên đây là những biện pháp phòng bệnh còi xương và những món ăn giàu dinh dưỡng dành riêng cho trẻ còi xương. Các mẹ có con nhỏ nên tham khảo để có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con.