Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Nếu không điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì có thể để lại các biến chứng rất nguy hiểm.
Trẻ bị viêm phế quản khi nào?
Trẻ bị viêm phế quản là khi đường thở dưới hay cuống phổi bị viêm viễm, sưng đau, nhưng chưa ảnh hưởng đến nhu mô phổi. Tuy nhiên, viêm phế quả lại làm cho trẻ ho nhiều, nếu không điều trị kịp thời và để trẻ ho quá lâu thì viêm nhiễm có thể lan xuống nhu phổi gây viêm phổi.
Hiện nay, các điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em mà các bà mẹ thường áp dụng đó là sử dụng thuốc kháng sinh. Nhưng cha mẹ cần chú ý rằng bản chất của thuốc kháng sinh cũng là một loại virus nên có thể làm dứt những triệu chứng đau rát, viêm họng nhưng không chữa trị tận gốc viêm phế quản.
Hơn nữa, thuốc kháng sinh lại làm giảm đi sức đề kháng của trẻ nhỏ. Do vậy, trước khi sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ho, cha mẹ nên có sự thăm khám và chỉ định cụ thể của bác sĩ, sử dụng đúng thuốc và đúng liều lượng.
Ngoài ra, việc dùng thuốc để điều trị viêm phế quản ở trẻ em, cha mẹ nên giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng họng. Cần hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, thay vào đó là nước ấm bởi nước ấm sẽ tránh cho trẻ bị sung huyết. Đồng thời nước ấm sẽ giúp làm sạch đờm nhớt ở phế quản giúp trẻ đỡ đau rát và dễ thở hơn.
Luôn luôn giữ gìn môi trường xung quanh trẻ thật sạch sẽ, nhất là khi trẻ bị viêm phế quản. Tránh bụi bẩn, virus, khói thuốc là xung quanh trẻ. Cần có những biện pháp bảo vệ trẻ khi ra đường hoặc tới những khu vực đông người như đeo khẩu trang.
Điều trị viêm phế quản ở trẻ em cần phải liên tục theo đúng thời gian quy định của bác sĩ, đúng thuốc và đủ liều lượng. Các mẹ không được tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc
bệnh viêm phế quản, các mẹ nên chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân ngay từ khi mang thai để tránh trường hợp trẻ sinh non, sức đề kháng yếu.
Điều trị viêm phế quản bằng cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu
Giữ ấm cho trẻ, đeo khẩu trang và bảo vệ trẻ trước những thay đổi thời tiết và không khí lạnh. Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, hạn chế khói bụi, thuốc lá...
Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Chủ động phòng tránh và cách ly trẻ với người bị bệnh về đường hô hấp và các bệnh lây nhiễm virus.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung các dưỡng chất:
Immune Alpha, Sữa non, FOS bằng thực phẩm hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng giúp bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ, giảm tình trạng ốm vặt, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên. Có sức đề kháng tốt, sẽ chống lại được các vi khuẩn, virus gây hại từ bên trong cơ thể trẻ. Khi đó, mẹ cũng cần bổ sung thêm các khoáng chất như:
Canxi,
Vitamin D3,
MK7, Magie, Mangan, Silic, Bonron, Đồng…giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh.
Khám sức khỏe cho trẻ định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết nhằm nắm được tình trạng sức khỏe của bé. Đồng thời phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý về đường hô hấp nhằm tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Theo suckhoedoisong.vn