– Ngủ không con giấc, hay đổ mồ hôi nhiều, thường mắc phải chứng rôm sảy.
– Trẻ chậm tăng cân, đứng cân từ 2 – 3 tháng, nghiêm trọng hơn là sút cân
– Chậm biết đi, lâu mọc răng, da xanh, nhão. Tóc mọc ít và khá mỏng cũng là một dấu hiệu thường thấy.
– Trẻ kém linh hoạt, hay khóc, ít vận động, hay bực, hay cáu.
Điểu chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng rất quan trọng. Do lúc này, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ là qua ăn uống. Trong các bữa ăn, mẹ cần bổ sung thêm thực phẩm chức nhiều dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, rau xanh…cần bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống
còi xương.,…Thêm dầu ăn vào bữa ăn hàng ngày của trẻ để sự hấp thu vitamin D được thuận lợi và tốt hơn.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày, nên tắm nắng cho trẻ từ 10 đến 15 phút vào buổi sáng (trước 9 giờ). Đối với mùa đông, mẹ nên cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện.
Bên cạnh đó, cho trẻ uống bổ sung thêm các sản phẩm chứa canxi nano dành cho trẻ em, kết hợp với Vitamin D3 và MK7 để chống tình trạng còi xương ở trẻ.
Cho trẻ bú mẹ đủ nhu cầu, ăn bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: cua, tôm, cá, sữa trong các bữa ăn hàng ngày.
Thiết lập thói quen sinh hoạt hợp lý
Các bậc cha mẹ cần duy trì, khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, tập thể dục, thường xuyên ra ngoài trời để tiếp tục không khí trong lành, tăng cường sức khỏe ucnxg như sức đề kháng cho trẻ. Hoặc bổ sung thêm các dưỡng chất như: Immune Alpha, Sữa non, FOS chất xơ hòa tan giúp hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện hơn, giảm ốm vặt, hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.
Còi xương, suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ và thể chất của trẻ. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng và điều trị được, vậy nên các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất, chống lại tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.