– Giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ ra những nơi có gió lùa.
– Không nên để cho người bị mắc các bệnh về đường hô hấp hôn hít nhiều.
– Không cho trẻ ra ngoài vào buổi đêm.
* Với trẻ lớn hơn một chút:
– Nếu trong lớp có trẻ bị cảm lạnh thì cần cho con nghỉ học để cách ly.
– Nên nạo V.A cho những trẻ bị cảm lạnh tái phát trên 5 lần trong một năm.
Viêm mũi xuất tiết cũng là tình trạng của niêm mạc đường hô hấp nhưng không phải là bệnh nhiễm khuẩn. Trong bệnh viêm mũi xuất tiết, niêm mạch mũi họng bị kích ứng với các yếu tố bên ngoài môi trường.
Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường dai dẳng. Đây là bệnh có tính chất cơ địa nên sự tiến triển của bệnh phụ thuộc vào sức khỏe của trẻ, nếu có sức khỏe tốt, sức đề kháng tốt thì các bệnh cơ địa cũng có xu hướng giảm. Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ thì bạn cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đường, chất đạm, chất béo và các vitamin. Chất đường có nhiều trong các loại ngũ cốc, đặc biệt là gạo. Chất đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa,…Chất béo có trong các loại mỡ nhưng nên cho trẻ ăn dầu thực vật sẽ tốt cho hệ tim mạch. Các vitamin có nhiều trong các loại hoa quả, đặc biệt là hoa quả tươi.
Nếu trẻ biếng ăn, hoặc ăn không hấp thụ được thì các bậc cha mẹ cần chú ý thường xuyên bổ sung các dưỡng chất giúp trẻ tăng cường sức đề kháng như:
Immune Alpha, Sữa non Colostrum, FOS…để hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện hơn và giảm tình trạng ốm vặt, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp trên.
Bệnh viêm mũi xuất tiết không phải là bệnh nhiễm khuẩn nên bạn cũng không nên lo lắng quá nhưng bạn vẫn cần phải chú ý chăm sóc răng miệng, mũi họng cho bé sạch sẽ hàng ngày để hạn chế các nguy cơ gây viêm nhiễm.