Cho trẻ bú sữa mẹ
Ban đầu mới nghe có vẻ việc bú sữa mẹ và việc trẻ bị chân vòng kiềng không liên quan gì đến nhau. Thế nhưng, thật ra trong sữa mẹ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, lượng vitamin D ổn định, canxi rất lớn cho sự phát triển xương của trẻ. Chính vì vậy, cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Bởi còi xương chính là nguyên nhân gây ra
chân vòng kiềng ở trẻ, nên sữa mẹ sẽ hạn chế bệnh còi xương. Khi đến tuổi ăn dặm, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, và cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D cần thiết cho trẻ..
Không bắt trẻ tập đi sớm
Khi hệ xương chưa hoàn thiện, việc cho trẻ đi sớm có thể ảnh hưởng đến hệ xương của trẻ. Cần chú ý không cho bé ngồi xe tập đi quá sớm, đồng thời không tập đi cho trẻ bằng phương pháp đỡ 2 nách trẻ. Thời gian thích hợp nhất để cho bé tập đi đó là ngoài 9 tháng.
Nắn tay chân trẻ giúp phòng ngừa trẻ bị chân vòng kiềng
Trong thời gian 6 tháng-1 tuổi, mẹ nên thường xuyên nắn tay chân cho trẻ hàng ngày, Khi nắnn chân tay cho trẻ nên nắn một cách nhẹ nhàng, đều cả 2 chân giúp lưu thông lượng máu và giúp thúc đẩy sự phát triển của xương. Các mẹ cũng nên chú ý nắn hướng vào bên trong, từ trên đùi xuống mắt cá chân. Nếu nắn chân đều đặn, khi trẻ lên 1 tuổi sẽ hạn chế được tình trạng chân vòng kiềng.
Tắm nắng cho trẻ
Có nhiều bà mẹ biết cách tắm nắng cho trẻ ở những tháng đầu tiên. Việc tắm nắng cho trẻ giúp hấp thụ được hàm lượng Vitamin D rất lớn và giúp trẻ hạn chế còi xương. Mỗi ngày nên cho trẻ tắm nắng, vừa tốt cho sức khỏe lại còn hạn chế được tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ.
Bổ sung canxi hợp lý
Canxi là khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trể thiếu canxi sẽ dễ bị còi xương, loãng xương hoặc có thể bị biến dạng xương. Còn vitamin D giúp cho cơ thể của trẻ hấp thụ canxi. Đồng thời, nên bổ sung thêm MK7 (vtamin K2) đồng hành cùng vitamin D3, canxi giúp xương phát triển khỏe mạnh và dẻo dai. Đặc biệt, trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, cần bổ sung dưỡng chất Immun alpha (thành tế bào nấm men), Colostrum và FOS giúp tăng cường sức đề kháng, nhất là đường hô hấp trên (giảm tình trạng ốm vặt cho trẻ)
Trong trường hợp bé lớn (từ 2 đến 5 tuổi) chân bị cong nhiều, bố mẹ nên cho con đi khám bác sỹ để tư vấn.
>>> Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi bổ sung Canxi và Vitamin D cho trẻ.