Ho hen là bệnh đường hô hấp trên rất hay gặp ở trẻ em. Bệnh hoàn toàn có thể xử trí được nếu các bậc cha mẹ hiểu và chăm sóc cho con có sức đề kháng tốt ngay từ đầu thì sẽ giúp trẻ phòng bệnh ho hen tấn công thời điểm chuyển mùa.
Ho hen – Bệnh giao mùa dễ mắc ở trẻ nhỏ
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, vào thời điểm giao mùa, trẻ nhập viện phần lớn là do mắc các bệnh đường hô hấp. Khoảng thời gian chuyển tiếp từ mùa Thu sang Đông thường là giai đoạn đỉnh điểm của bệnh và đối tượng mắc phải lại chủ yếu là trẻ em do không được dự phòng tốt.
Viêm đường hô hấp trên là một tổ hợp bệnh bao gồm từ viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Những triệu chứng chủ yếu là sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp…
Ở trẻ nhỏ, viêm đường hô hấp trên có thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt như sốt cao và thành cơn, đi kèm là hắt hơi, sổ mũi, trẻ hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, sau đó trẻ sẽ bị chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.
Bệnh dễ xảy ra khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, thói quen uống nước đá, nước lạnh hoặc sử dụng điều hòa không đúng cách… Viêm đường hô hấp trên ở trẻ đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần, nhưng bệnh khi xảy ra cấp tính mà không điều trị kịp thời, dứt điểm và đúng cách thì dễ chuyển thành viêm đường hộ hấp mãn tính.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính triệu trứng dễ thấy là ho húng hắng, rát họng, nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm trong họng, đặc biệt ở trẻ em là chảy nước mũi thường xuyên, một số trẻ sẽ bị VA mãn tính kéo dài, bên cạnh đó trẻ ngủ ngáy to, thở bằng miệng. Nếu không điều trị dứt điểm chỉ từ bệnh viêm nhiễm đơn thuần, có thể tự khỏi là ho hen ở trẻ, thì có thể đưa đến viêm phổi. Nguy hiểm hơn vi khuẩn cũng có thể đi vào máu gây ra cách bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp…
Cách phòng bệnh giao mùa hiệu quả
Triệu chứng ho hen ở trẻ em dù chỉ là biểu hiện bệnh có mức độ lâm sàng trung bình nhưng lại là những phổ biến nhất khiến chúng ta phải ngừng lao động và trẻ thì không thể đến trường và bệnh sẽ nặng lên ở những đối tượng mẫn cảm và sức đề kháng kém như trẻ em dưới 4 tuổi.
Tại sao trẻ ở độ tuổi này lại hay bị
ho hen khi thời tiết giao mùa? Theo các chuyên gia giai đoạn từ 6 tháng tới 4 tuổi được coi là khoảng trống miễn dịch của trẻ, khi mà
hệ miễn dịch nhận từ nhau thai trong bụng mẹ giảm dần, trẻ bước sang chế độ ăn dặm thay vì bú mẹ hoàn toàn, trong khi đó, hệ miễn dịch chủ động chưa hoàn chỉnh, bản thân trẻ chưa có đủ các yếu tố đề kháng chống lại vi khuẩn mỗi khi xâm nhập vào cơ thể. Cộng thêm yếu tố môi bên ngoài là trẻ bắt đầu đi học mầm non, phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, môi trường sinh hoạt rộng hơn và nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cũng vì thế nhiều lên.
Ngoài ra, một sai lầm các mẹ thường mắc phải khi trẻ bị ho hen cũng là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh thêm phức tạp và nặng hơn đó là lạm dụng kháng sinh, cứ thấy con hắt hơi, xổ mũi là toàn tự mình làm bác sĩ, kê đơn cho con. Điển hình nhất là lần thứ nhất con ho, cho đi khám bác sĩ kê đơn, lần thứ hai thấy con có biểu hiện tương tự, liền áp dụng ngay đơn thuốc cũ, thậm chí còn mượn cả đơn thuốc của con hàng xóm.
Trong khi đó, các bác sĩ nhi khoa đã khuyến cáo, để phòng bệnh cho trẻ cần chú ý tăng cường chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là các
vitamin tăng cường sức đề kháng, giữ vệ sinh sạch sẽ... và việc lạm dụng kháng sinh đồng nghĩa với việc tước đoạt cơ hội tự tăng cường miễn dịch của cơ thể trẻ.
Thay vì chạy theo giải quyết những cơn ho hen “đến hẹn lại lên”, cách tốt nhất để giúp trẻ hạn chế được bệnh giao mùa này, các bậc cha mẹ cần “đầu tư” để phòng bệnh ngay từ đầu cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học giúp tăng cường sức đề kháng.
Độ tuổi trẻ dễ bị các bệnh đường hô hấp tấn công cũng là giai đoạn trẻ có nhu cầu rất lớn về dinh dưỡng để phát triển. Chính vì thế chế độ dinh dưỡng ngoài chất đạm để trẻ lớn lên thì rất cần bổ sung
Immune Alpha (thành tế bào nấm men), chất xơ hòa tan (FOS) hoặc sữa non Colostrum trong đó có các kháng thể và những chất chống bệnh. Bên cạnh đó, những yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, magie cũng là những chất tăng cường sức đề kháng của trẻ rất tốt.
Khi thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Nếu sức đề kháng của trẻ kém, chắc chắn việc nhiễm những bệnh viêm đường hô hấp trên như cúm, viêm họng, viêm phế quản sẽ là điều không tránh khỏi. Chính vì thế cha mẹ cần chủ động để đảm bảo tăng cường sức đề kháng giúp trẻ
phòng bệnh ho hen khi giao mùa.