Với quan niệm cho bé ăn nhiều của các bậc phụ huynh không hẳn là sai, bởi những năm đầu đời bé phát triển rất nhanh về cả thể chất cũng như trí não cho nên nhu cầu dinh dưỡng khá cao. Nhưng không thể cho bé nạp cùng 1 khối lượng lớn thức ăn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu ăn dặm, mẹ cần tập cho bé ăn từ từ để hệ tiêu hóa của bé quen dần mẹ nhé!
Nguyên tắc ăn dặm đúng cách
Nguyên tắc đầu tiên để bé ăn ngon là mẹ đừng nên ép khi bé chưa hoặc không muốn ăn. Mẹ cần nhớ nguyên tắc: 1 muỗng, 1 bữa, 1 ngày cho bé. Theo đó, hãy cho bé ăn từng bữa nhỏ với các thức ăn khác có vị ngọt ngào sẽ gần với vị sữa mẹ càng tốt.Sắp xếp bữa ăn của bé theo khung giờ cùng với giờ dùng bữa của cả nhà cũng là 1 cách tập cho bé ăn dặm tốt với thói quen chờ đợi và háo hức đến giờ ăn. Bởi tâm lý mong chờ sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn khi bữa ăn đã thực sự sẵn sàng.
Ở độ tuổi bé đang hình thành khả năng học hỏi và bắt chước, nên bố mẹ hãy cho bé ngồi bào ghế ăn, dùng bữa cùng với gia đình. Tạo thêm bầu không khí ăn uống vui vẻ cũng giúp bé cảm thấy ngon miệng và hào hứng với bữa ăn hơn.Ngoài ra, những món ăn với màu sắc tự nhiên và cách bày trí đẹp mắt sẽ thu hút bé hơn. Do vậy, mẹ hãy thỏa thích sáng tạo trong cách bày biện đồ ăn cho bé. Điển hình mẹ có thể pha bột ăn dặm cho bé trong 1 bộ chén đĩa hình con vật đáng yêu, ngộ nghĩnh. Sau đó, dẫn chuyện để bé làm quen với những người bạn này chắc hẳn bé sẽ không bỏ qua 1 muỗng ăn dặm nào đâu!
Hấp thu dưỡng chất để nuôi dưỡng các giác quan
Trong giai đoạn ăn dặm, bữa ăn không chỉ giúp nuôi dưỡng cơ thể bé lớn hơn mà thực chất các vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thức ăn còn giúp phát triển các giác quan và đồng thời, hỗ trợ hệ miễn dịch của bé. Trong đó, phải kể đến những vi chất khác như Vitamin A, vitamin nhóm B, kẽm, sắt, I ốt…đều là những chất để bồi dưỡng cơ thể và phát triển toàn diện các cơ quan của bé.
Bí quyết cho mẹ chọn lựa thực phẩm giàu dưỡng chất:
• Vitamin A: Bí đỏ, cà rốt, khoai lang.
• Vitamin nhóm B: Hạt điều, quả óc chó, chuối, rau dền và yến mạch.
• Lysine: Lòng đỏ trứng, cá, thịt, các loại đậu và sữa tươi.
• Kẽm & sắt: Các loại hải sản, tim, gan và rau bó xôi.
• I-ốt: Có nhiều trong tảo bẹ, cá biển và các loại sò vỏ cứng.
Đặc biệt, để tăng cường hệ miễn dịch cho bé mẹ có thể bổ sung thêm các dưỡng chất quan trọng như Immune Alpha, Sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan FOS giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung Canxi dạng nano, Vitamin D3 và Mk7 để bé có thể phát triển chiều cao một cách toàn diện.
Hiểu được vai trò của các vi chất dinh dưỡng, từ nay, mẹ hãy xây dựng cho trẻ một thực đơn ăn dặm đúng cách, đầy đủ để trẻ tăng trưởng tốt, cũng như tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, phát triển giác quan và hệ miễn dịch cho bé.