Chế độ dinh dưỡng cho bé thấp còi như thế nào đạt chuẩn?
Để giúp bé thoát nhanh thấp còi, mẹ cần biết cách điều chỉnh dinh dưỡng một cách khoa học và hợp lý, nhưng phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, tôm ,cua, trứng, sữa. Các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm, chất đạm như trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, hàu… vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây tình trạng lười ăn ở trẻ em.
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục bú đến 2 tuổi, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi, khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì uống sữa hàng ngày và bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ còi xương, phát triển chiều cao có chứa Canxi nano, Vitamin D3, MK7 ( Vitamin K2 tự nhiên).
Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các chất tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe như Immune Alpha, Colostrum ( Sữa non), FOS ( Chất xơ hoàn tan) giúp nâng cao sức khỏe và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.
>>>
Cách chăm sóc trẻ thấp còi
>>>
Nguyên nhân trẻ thấp còi
Tuy nhiên, để trẻ có thể hấp thu tốt các dưỡng chất cũng như hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh mẹ cần chú ý bổ sung thêm 2 dưỡng chất Probiotic là các vi khuẩn có lợi và Prebiotic là các chất xơ hòa tan có trong sản phẩm men vi sinh giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh và hấp thu tốt các chất cần thiết như Canxi, Vitamin D3, MK7 và các khoáng chất khác.
Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho một đứa trẻ bình thường luôn đòi hỏi những nguyên tắc nhất định, dinh dưỡng cho bé thấp còi càng phải “khắt khe” hơn. Chọn chế độ dinh dưỡng không cần “đầy”, chỉ cần “đủ” và phải phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. Chính vì thế, ngoài các dưỡng chất giúp tăng chiều cao, cải thiện tình trạng thấp còi là Canxi Nano, Vitamin D3, MK7 thì cần thêm các dưỡng chất tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt và men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh biếng ăn.