Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ thấp còi
Có nhiều dấu hiệu cảnh báo tình trạng thấp còi ở trẻ. Các bậc phụ huynh cần theo dõi thường xuyên các chỉ số phát triển của con mình để kịp thời phát hiện những biểu hiện lạ của cơ thể bé.
-Trẻ không tăng cân hoặc giảm cân liên tục trong 2 - 3 tháng.
-Trẻ biếng ăn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.
-Cơ thể trẻ xanh xao, gầy gò, bụng to.
-Trẻ kém tập trung, chậm hiểu, thường xuyên quấy khóc, buồn bực.
Nếu trẻ xuất hiện một trong các biểu hiện trên và có tình trạng kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra biện pháp và cách chăm sóc trẻ thấp còi tốt nhất.
Vì sao trẻ bị thấp còi
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thấp còi ở trẻ được kể đến như chế độ dinh dưỡng, mắc các bệnh lý khác, ...
-Chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ không có kiến thức dinh dưỡng nuôi trẻ, mẹ không đủ sữa cho con bú. Ngoài ra, không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không vận động cũng là nguyên nhân khiến trẻ thiếu Vitamin D dẫn đến việc còi xương, thể trạng yếu và chậm phát triển chiều cao.
-Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng: Trẻ em chưa phát triển hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể, sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, ... Khi trẻ bị bệnh thường biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
>>>
Kẽm cần cho sự tăng trưởng, ngăn ngừa suy dinh dưỡng, thấp còi
>>>
Điều trị bệnh còi xương, thiếu chiều cao và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ
Cách chăm sóc trẻ thấp còi mẹ nên biết
Một trong những nguyên tắc vàng đầu tiên chăm sóc trẻ thấp còi chính là cung cấp đầy đủ các dưỡng chất đảm bảo sự phát triển. Chính vì vậy cha mẹ cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các sản phẩm dùng cho trẻ bị thấp còi, để đảm bảo cung cấp “đủ” và “đúng” các dưỡng chất thiếu hụt.
Tuy nhiên khi chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ qua đường uống, cần lực chọn dạng cốm hoặc dạng viên uống đã được kiểm nghiệm lâm sàng, phù hợp với thể trạng của trẻ và đáp ứng các khuyến nghị về hàm lượng dinh dưỡng.
Một trong những gợi ý cho mẹ lựa chọn đó là thực phẩm chức năng có chứa các dưỡng chất Canxi nano, Vitamin D3, MK7 hỗ trợ phát triển xương và phòng còi xương, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
Bên cạnh đó, nguyên tắc chăm sóc trẻ thấp còi chính là bổ sung dưỡng chất phù hợp với từng giai đoạn tuổi của trẻ.
Với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những sản phẩm khác nhau. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi, bổ sung Canxi nano, Vitamin D3, MK7 ( Vitamin K2) còn có thêm các dưỡng chất Immune Alpha, Sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan FOS giúp tăng sức đề kháng cơ thể và hấp thu các chất tốt hơn để tránh được còi xương.
Đối với trẻ từ 5 - 9 tuổi, đây là giai đoạn trẻ cũng rất dễ bị còi xương, nếu như không có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chính vì vậy mẹ cần cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho xương như Canxi, kẽm, cùng với các dẫn chất Vitamin D3, MK7. Cùng với các dưỡng chất giúp phát triển trí não và bảo vệ mắt như DHA, EPA, Taurin, Cao Bilberry.
Với giai đoạn dậy thì nếu chế độ ăn không cân đối, thiếu hụt dưỡng chất sẽ khiến cho trẻ bị còi xương và ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng khi trưởng thành. Mẹ không chỉ bổ sung Canxi nano, Vitamin D3, MK7 mà cũng cần bổ sung thêm Chondroitin giúp kích thích phát triển lớp sụn tiếp hợp và tăng chiều cao nhanh.
Trẻ còi xương ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể để lại những hậu quả nặng nề không chỉ ở ngoại hình, mà còn ở sự phát triển toàn diện. Chăm sóc trẻ bằng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ sẽ giúp trẻ thoát khỏi tình trạng thấp còi và phát triển khỏe mạnh và đạt vóc dáng lý tưởng.