Khi trẻ bắt đầu tuổi ăn dặm (từ 6 tháng tuổi), bé có thể làm quen với các loại hải sản trong khẩu phần ăn của mình, tuy nhiên mẹ tránh các loại hải sản có vỏ, có thể cho bé ăn cá với bột sệt hoặc nghiền nhuyễn. Nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, tập cho bé dần tích nghi bằng cách ăn ít một.
Loại hải sản nào nên cho bé ăn?
Trong các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe bởi chứa nhiều đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối. Cá còn giàu chất béo omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất tốt cho sức khỏe.Hàu rất giàu kẽm, thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết giúp trẻ tăng trưởng và phát triển hệ sinh dục.
Cá đồng không chứa nhiều axit béo không no như cá biển. Tuy nhiên cá đồng cũng chứa nhiều chất đạm quý và dễ hấp thụ lại ít gây dị ứng hơn cá biển. Do vậy khi mới bắt đầu ăn cá mẹ nên cho bé ăn cá đồng trước, chọn những loại cá nạc ít xương như cá trắm, cá quả….Cá biển nên ăn cá thu, cá hồi, cá ngừ ….các loại cá này chứa nhiều omega 3 giúp não bé phát triển hoàn thiện hơn.
Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở di các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồn, tôm biểnCua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.Các loại hải sản có vỏ như : hàu, ngao, hến, trai … nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thith xay băm nhỏ, các laọi hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.
Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa axit béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khoẻ mạnh và giúp trẻ tăng trưởng. Tuy nhiên, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khoẻ.
Loại hải sản không nên cho bé ăn?
Những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và những chất ô nhiễm cao. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá thu lớn, cá ngừ và cá cờ.Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dẽ gây ngộ độc thức ăn cho bé.Với những lợi ích về dinh dưỡng không thể chối cãi của các loại hải sản các bà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày, nhưng phải tập cho bé ăn ít một, từ ít đến nhiều, chọn loại tươi ngon, chế biến nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thức ăn ở trẻ.
Giúp trẻ tránh dị ứng khi ăn hải sản
Có những trẻ do cơ địa dị ứng thì các mẹ cần chú ý khi cho bé ăn chất đạm nói chung cũng như cá, dễ gây dị ứng cho trẻ. Nhưng sẽ thật tiếc nếu trẻ không được thưởng thức những hải sản bổ dưỡng vì dị ứng, gây hiện tượng ngứa, phát ban đỏ…Để giúp cho trẻ giảm được hiện tượng dị ứng khi ăn các loại hải sản và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cũng có thể bổ sung cho bé men vi sinh từ tự nhiên, đảm bảo chứa đủ thành phần Probiotic – vi khuẩn có lợi và Prebiotic – chất xơ hòa tan.Bởi men vi sinh cung cấp những vi khuẩn có lợi giúp chuyển hóa thành nhiều chất chống vi khuẩn như acid hữu cơ, diacetyl, hydrogen peroxide và các bacteriocin nên ngăn cản được sự hiện diện và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.Không những thế, men vi sinh giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón và trướng bụng do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Mọi thắc mắc, bạn đọc xin gửi về hòm thư : bstuvan@caolonthongminh.vn hoặc gọi 19001259 ( 8/24h ) để được chuyên gia tư vấn miễn phí.
Theo: Afamily.vn