2. Khẩu phần dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất
Nếu khẩu phần ăn của trẻ bị thiếu hụt protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng, điều này không những gây suy dinh dưỡng ở trẻ em mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, nhất là ở những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và ăn bổ sung không hợp lý như: ăn bổ sung sớm, thức ăn đơn điệu, không đủ 4 nhóm thực phẩm.
3. Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng
Ở 2 năm đầu đời, nếu trẻ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn như: tiêu chảy, viêm phổi, giun sán… và tái đi tái lại nhiều lần thì không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ trong những năm sau mà còn có nguy cơ thấp còi rất lớn. Bởi khi mắc bệnh, trẻ sẽ thường cảm thấy khó chịu và biếng ăn, khẩu phần đưa vào cơ thể thường bị thiếu hụt, đồng thời làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng rất lớn.
4. Một số nguyên nhân khác
Trẻ thấp còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như yếu tố di truyền từ bố mẹ hoặc trẻ sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, không đủ thực phẩm để ăn, dẫn đến trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh.
>>>
Thế nào là trẻ thấp còi?
>>>
Đi tìm thang thuốc bổ cho trẻ thấp còi
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thấp còi
Với trẻ thấp còi mẹ cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Xây dựng chế độ ăn cho trẻ thấp còi, tăng dần các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… và có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.
Chia thành nhiều bữa cho trẻ thành 5 - 6 bữa và cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Trong bữa chính, nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì mẹ có thể cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, … để vừa với sức của trẻ và trẻ đỡ chán ăn.
Nếu trẻ có biểu hiện biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu thì mẹ cần bổ sung thêm các sản phẩm men vi sinh có chứa 2 thành phần đó là Prebiotic ( chất xơ hòa tan) và Probiotic ( vi khuẩn có lợi) giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thu được các chất tốt hơn.
Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng thấp còi, mẹ cũng cần bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ cho trẻ bị còi xương, có chứa các dưỡng chất như Canxi nano, Vitamin D3, MK7 giúp xương phát triển, trẻ nhanh chóng cao lớn. Bên cạnh đó, nếu trẻ thường hay ốm vặt hoặc mắc các bệnh đường hô hấp thì cần bổ sung thêm các dưỡng chất Immune Alpha, Sữa non Colostrum, FOS chất xơ hòa tan giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh hơn và hấp thu tốt các dưỡng chất.
Nguyên nhân trẻ thấp còi có rất nhiều, nhưng phần đa là do chế độ dinh dưỡng chưa đúng, đủ và hợp lý. Bởi vậy, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ từ giai đoạn bào thai tới khi chào đời và từng giai đoạn phát triển chính là giải pháp hiệu quả giúp mẹ không còn lo lắng tình trạng thấp còi đối với trẻ.