Trẻ quấy khóc đêm là một trong những hiện tượng thường gặp ở hầu hết trẻ sơ sinh, ban ngày trẻ vẫn ngủ bình thường nhưng đêm đến lại khóc thét, quấy phá không chịu ngủ làm các mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để giúp các bậc phụ huynh hiểu biết về nguyên nhân và cách khắc phục chứng khóc đêm ở trẻ, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc đêm
Trẻ hay khóc đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của những người khác trong gia đình do phải thức đêm dỗ con. Dưới đây là những nguyên nhân khách quan gây nên tình trạng khóc đêm ở trẻ:
Trẻ gặp ác mộng
Các bé có thể thức dậy giữa đêm, la hét, khóc lóc. Nguyên nhân khiến bé bị giật mình khi ngủ có thể là do bé vừa gặp ác mộng. Cũng có thể chỉ là hội chứng sợ hãi về đêm vô hại đối với bé.
Bất thường về chức năng não
Giật mình cũng có thể là biểu hiện của một loại bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ. Phải có thêm rất nhiều thông tin cũng như xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán. Vì vậy, trẻ bị giật mình khi ngủ có thể là biểu hiện bình thường nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Nếu hiện tượng này lặp lại liên tục và trẻ có những biểu hiện lạ, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở uy tín để bác sĩ có lời khuyên tốt nhất.
Nhiệt độ phòng ngủ
Nhiệt độ phòng ngủ của bé phải được điều chỉnh sao cho thích hợp, không nên nóng quá hay lạnh quá. Nên mắc áo ấm hơn là đắp mền cho bé bì bé hay đạp bỏ mền khi ngủ sẽ rất dễ bị cảm lạnh.
Tiếng ồn
Tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra khi bé đang ngủ có thể đánh thức bé, làm bé bị giật mình và quấy khóc. Vì vậy, mẹ nên cố gắng giữ phòng ngủ được yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn hay âm thanh lớn khi lựa chọn phòng ngủ của bé nên chọn vị trí yên tĩnh để con được ngủ giấc ngủ sâu.
Tiếu dầm
Khi tã lót ướt sũng vì nước tiểu, bé sẽ ngủ không ngon giấc, lăn qua lăn lại và quấy khóc. Vì thế, cần thay tã cho bé kịp thời, trước khi đi ngủ khoảng nửa tiếng đồng hồ không nên cho bé uống quá nhiều nước, nếu không sau khi ngủ khoảng nửa tiếng đến 2 tiếng đồng hồ sau bé sẽ đi tiểu từ 3 đến 4 lần.
Bên cạnh đó, nếu mẹ đã nắm rõ quy luật tiểu đêm của bé, mẹ cũng có thể chủ động trong việc thay trước tã cho bé, điều này vừa tránh cho bé khó chịu dẫn đến quấy khóc mà cũng vừa bảo đảm giấc ngủ của cả người lớn.
Hệ tiêu hóa không tốt
Do bé ăn các loại thức ăn dễ bị dị ứng hay khó tiêu, bé sẽ khó chịu và quấy khóc. Lúc này, chúng ta nên để ý bụng của bé có bị phình to hay thường đánh rắm mà vẫn không đi tiêu được hay không. Nếu có thì mẹ phải đưa bé đến bác sĩ để được hướng dẫn cho bé dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
Hoạt động quá mức
Do hệ thống thần kinh của bé phát triển chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém, do đó nếu ban ngày có những hoạt động quá sức có thể làm cho não bộ bé vẫn còn ở trạng thái hưng phấn cho bé đột nhiên la khóc khi đang ngủ.
Hiện tượng này xảy ra giống như bé gặp phải ác mộng. Vì thế, ban ngày mẹ không nên để bé hoạt động, vui chơi quá mức làm cho não bộ đạt mức hưng phấn cực độ nhằm bảo đảm giấc ngủ bé được an lành.
Trẻ thiếu canxi
Đây là nguyên nhân quan trọng nhất là do trẻ thiếu canxi. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như bé chậm mọc răng, hay đổ mồ hôi trộm, tóc rụng hình vành khăn…
Trẻ hay khóc đêm mẹ phải làm sao?
Khi trẻ có hiện tượng quấy khóc nhiều vào ban đêm (từ 3-5 lần trở lên). Cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân trẻ khóc là gì. Nếu trẻ khóc đêm do một trong những nguyên nhân được liệt kê ở trên như: quá nóng, quá lạnh, đau bụng, sốt, ngủ mơ, thay đổi thời tiết…thì cha mẹ không nên lo lắng quá. Chỉ cần khắc phục những điều đó là trẻ sẽ ngủ ngon trở lại.
Còn đối với nguyên nhân trẻ thiếu canxi, cách khắc phục hiệu quả nhất đó là
bổ sung canxi cho bé kịp thời. Vì thiếu canxi nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng
quấy khóc đêm ở trẻ, cho nên cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm các yếu tố vi lượng như: Canxi, magie, kẽm… Khi cơ thể trẻ thiếu canxi thì cần được bổ sung từ bên ngoài bằng thực phẩm, thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Mẹ nên cho con dùng
Canxi dạng nano, vì canxi dạng này có kích thước siêu nhỏ, giúp cơ thể bé hấp thụ tối đa, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển của bé, giúp bé ngủ ngon giấc, không bị giật mình, tỉnh giấc, quấy khóc đêm nữa. Mặt khác nhờ được hấp thụ tối đa nên
canxi nano không gây ra các tác dụng phụ cho trẻ như táo bón, nóng trong, sỏi thận vì vậy các bậc cha mẹ yên tâm cho con sử dụng. Canxi chủ yếu ở trong xương, răng và móng, giúp cơ thể có hệ xương chắc khỏe. Nếu canxi trong xương bị thiếu sẽ gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe trẻ. Ngược lại, canxi có quá nhiều trong máu cũng gây một số bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm. Vì vậy, khi
bổ sung canxi cho trẻ cần kết hợp với
Vitamin D3 (giúp hấp thụ canxi từ ruột vào máu) và
MK7 (giúp vận chuyển canxi từ máu vào đến xương). Bổ sung kết hợp 3 dưỡng chất này giúp trẻ phòng ngừa còi xương, suy dinh dưỡng, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, phát triển toàn diện.
Như vậy, cha mẹ cần nhận biết được những dấu hiệu trẻ thiếu canxi để có thể bổ sung kịp thời cho trẻ. Tránh tình trạng thiếu canxi lâu ngày, khiến
trẻ quấy khóc đêm kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và mắc những chứng bệnh nguy hiểm.
>> Tìm hiểu thêm:
Theo suckhoedoisong.vn
Bạn cần tư vấn tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ, hãy gọi 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: bstuvan@caolonthongminh.vn để được các bác sĩ giải đáp miễn phí. Cảm ơn bạn đã quan tâm!