Sức đề kháng chính là yếu tố chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh tồn của cơ thể. Tác nhân ngoại lai có thể chia thành 2 loại: những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, trong đó có các loài vi sinh vật gây bệnh và yếu tố nội tại bên trong cơ thể gồm hệ thống thần kinh, hệ nội tiết tố, hệ thống miễn dịch.
Sức đề kháng là “lá chắn” bảo vệ cơ thể trẻ
Từ khi còn trong bụng mẹ, bản thân trẻ đã có một sức đề kháng nhất định giúp chống lại các tác nhân không có lợi. Trong đó, có kháng thể mẹ truyền cho con qua rau thai, vì vậy, khi mới sinh ra, đứa trẻ đã có sẵn một lượng kháng thể nhất định giúp chống lại một số tác nhân gây bệnh (nhưng không phải tất cả). Phần lớn trẻ sơ sinh đều có sức đề kháng này cho nên chúng sống và phát triển một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, cũng có một số trẻ từ khi mới sinh đã ốm yếu, không khỏe mạnh do bản thân người mẹ cũng không có sức đề kháng tốt nên không truyền cho con được bao nhiêu. Sức đề kháng của mẹ truyền cho con bao gồm những yếu tố chung về khả năng sống, khả năng chống đỡ với một số tác động của ngoại lai và cả khả năng thích ứng (thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường…), nhất là các loại kháng thể chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn (kháng thể chống vi khuẩn, virut, vi nấm) được gọi là sức đề kháng do mẹ cho con.
Đa phần, sức đề kháng của người mẹ truyền cho con chỉ tồn tại trong cơ thể đứa trẻ khoảng 6 tháng, sau đó từ từ biến mất, chỉ còn một số ít tồn tại lâu dài. Khi sức đề kháng của trẻ giảm xuống là thời kỳ trẻ rất dễ mắc bệnh tật. Trong đó, các bệnh nhiễm khuaarm là đáng lo ngại nhất (bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, sốt xuất huyết…)
Như vậy, sức đề kháng của trẻ là một phần do mẹ truyền cho, một phần tự cơ thể trẻ tạo ra để chống lại bệnh tật gọi là hệ miễn dịch chủ động. bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn có hệ miễn dịch thụ động, tức là nhờ tác động bên ngoài, ví dụ sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể hình thành kháng thể. Vì thế, sức đề kháng của trẻ ngày càng được hoàn thiện dần chứ không thể trong “chốc lát” được. Chính vì vậy, để sức đề kháng của trẻ ngày càng tốt thì cần nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề dinh dưỡng, vấn đề sử dụng các loại vắc xin phòng chống nhiễm khuẩn, vấn đề môi trường sống. Tất cả các yếu tố này nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống miễn dịch, hệ thống nội tiết tố của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh.
Những “tuyệt chiêu” giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
Sức đề kháng của cơ thể không phải là vĩnh viễn mà luôn thay đổi theo hoạt động của cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm khi chế độ sinh hoạt không bình thường, nhất là trẻ em. Chúng ta biết rằng, khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ thì trẻ được bảo vệ hết sức an toàn, môi trường trong lành, yên tĩnh, mọi sự sống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.
Khi chào đời, trẻ bắt đầu tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn xa lạ và đẩy thử thách như nhiệt độ, môi trường, khí hậu và tác nhân có hại (bụi, vi sinh vật gây bệnh…). Đồng thời, sau khi rời khỏi mẹ (cắt rốn) thì nguồn kháng thể của mẹ truyền sang bị ngưng đột ngột trong khi trẻ chưa thể tự tạo ra kháng thể để đáp ứng với các tác nhân gây bệnh đó. Ngay lúc này rất cần thiết sự hỗ trợ kháng thể của người mẹ có trong sữa mẹ và chính sữa mẹ là nguồn kháng thể rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và cả những ngày tháng sau đó.
Bên cạnh sữa mẹ là quá trình nuôi dưỡng trẻ cũng phải đảm bảo đủ chất, đủ lượng trong mỗi một bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết cho hệ thống miễn dịch của trẻ được hoạt động bình thường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng để đảm bảo cho trẻ phát triển tốt thì cần cho trẻ ngủ tốt (trẻ 2 tuổi cần ngủ từ 12 – 15 giờ, khi trẻ tăng thêm 1 tuổi thì số giờ trẻ ngủ giảm đi 1 giờ). Cần cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 1.500ml, bao gồm nước có trong thực phẩm, hoa quả).
Trong thực đơn hàng ngày, cần cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm B, C (cam, xoài, ổi…). Ngoài ra, cần cho trẻ hoạt động thể lực, không nên để trẻ ngồi một chỗ, nằm lì trong võng hoặc bế ẵm suốt ngày. Với trẻ nhỏ, hàng ngày, lúc sáng sớm vừa có ánh nắng mặt trời và buổi xế chiều, nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày khoảng 15 phút.
Việc tiêm các loại vacxin phòng bệnh hay để trẻ tự tiếp xúc với môi trường và tạo thành sức kháng thể vẫn chưa đủ. Trước những tác động mạnh của môi trường cơ thể trẻ vẫn chưa thể kháng cự lại được. Vì vậy, không hiếm trẻ dù đã tiêm vacxin và bố mẹ yên tâm nhưng vẫn mắc bệnh, tái phát bệnh như thường.
Do vậy, giải pháp phòng bệnh lâu dài và hiệu quả nhất phải là chủ động
tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Chất trợ sinh miễn dịch
Immune Alpha sau khi được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu đã cho thấy khả năng tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch nội sinh chống lại các bệnh viêm nhiễm nói chung do vi khuẩn, virus gây ra nhờ tác động tăng sinh lymphoB (miễn dịch thể dịch) và lymphoT (miễn dịch tế bào), từ đó
tăng cường sức đề kháng từ bên trong cho trẻ - giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm tần suất mắc bệnh viêm đường hô hấp, phòng ngừa biến chứng và ngăn ngừa tái phát. Immune Alpha giúp nuôi dưỡng biểu mô của lông nhung ruột non và thành ruột già. Nhờ vậy, giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tại ruột non, tăng khả năng tái hấp thụ nước và dưỡng chất tại ruột già. Nhờ đó, giúp trẻ tăng cường hấp thụ dưỡng chất và hết biếng ăn. Đối với nhu cầu giúp
tăng sức đề kháng cho trẻ, giảm ốm vặt, Immune Alpha thường được kết hợp với Colostrum (sữa non) và bào chế dạng cốm. Sản phẩm này sẽ giúp trẻ không chỉ khỏe mạnh, ít ốm vặt mà còn hay ăn, chóng lớn, giúp bố mẹ thoát khỏi cảnh “nghỉ làm, chăm con”. Với những trẻ sử dụng kháng sinh lâu ngày, Immune Alpha chính là giải pháp tốt nhất để cân bằng vi khuẩn đường ruột, chống lại nguy cơ loạn khuẩn.
> Tìm hiểu thêm:
Theo suckhoedoisong.vn
Bạn cần tư vấn tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ, hãy gọi 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: bstuvan@caolonthongminh.vn để được các bác sĩ giải đáp miễn phí. Cảm ơn bạn đã quan tâm!