Trong chặng đường nuôi con của mình, câu hỏi "tại sao trẻ chậm mọc răng" là một trong 1001 thắc mắc mà rất nhiều phụ huynh quan tâm.
Một trong những lý do cơ bản gây nên tình trạng chậm mọc răng là dinh dưỡng kém, thiếu hụt canxi và vitamin D...
Mọc răng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của trẻ. Biểu hiện bé sắp mọc răng rất dễ nhận biết và trẻ thường giảm ăn thức ăn cứng hay cắn vào lợi, mất ngủ, trằn trọc vào ban đêm. Nhưng có những trường hợp trẻ mọc răng chậm cần hiểu được nguyên nhân để tìm được giải pháp phù hợp.
Do di truyền
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng là do di truyền. Nếu trong gia đình có người đã từng gặp vấn đề này bạn chỉ cần chờ đợi thêm cho đển khi bé mọc răng.
Dinh dưỡng kém
Tại sao bé chậm mọc răng? Một lý do cơ bản gây chậm mọc răng là dinh dưỡng kém. Trẻ đang trong giai đoạn cần tất cả các chất dinh dưỡng bổ dưỡng nhất. Đây chính là một trong những lý do vì sao bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ để cung cấp những dưỡng chất mà trẻ cần. Thiếu hụt vitamin D và canxi có thể cũng khiến trẻ chậm mọc răng.
Suy tuyến giáp
Bệnh này có thế gây mọc răng chậm ở trẻ. Đối với trường hợp này, trẻ cần được tư vấn từ bác sĩ. Đồng thời, suy tuyến giáp còn gây chậm đi, chậm nói, thừa cân ở trẻ.
Thiếu vitamin D
Nếu thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không sử dụng canxi để xây dựng nên cấu trúc răng và xương. Chính vì vậy, thiếu vitamin D có thể là lý do khiến trẻ chậm mọc răng. Ánh sáng mặt trời chính là nguồn Vitamin D tự nhiên cần bổ sung kịp thời cho trẻ. Thiếu vitamin D có thể xảy ra một cách tự nhiên ở những bé sinh non.
Mẹ nên làm gì để trẻ có hàm răng khỏe mạnh?
Nếu bạn chưa thấy bé mọc răng sau khi được 13 tháng tuổi, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho xương và răng bằng những sản phẩm dành cho trẻ em có thành phần như Canxi, Vitamin D3 và MK7. Bộ 3 dưỡng chất này không những giúp cải thiện tình trạng mọc răng chậm ở trẻ mà nó còn giúp xương phát triển tối đa nhất, tư đó trẻ có được chiều cao vượt trội.
Ngoài ra, việc kết hợp thêm các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng cho trẻ như chiết xuất thành tế bào nấm men Immune Alpha, Sữa non Colostrum và FOS cũng rất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này. Hơn nữa còn giúp giảm tình trạng ốm vặt ở trẻ thường xuyên khiến các bậc phụ huynh mệt mỏi.
Theo: Suckhoedoisong.vn