Thế nào là trẻ thấp còi?
Trẻ thấp còi là tình trạng trẻ không những thiếu cả chiều cao mà cả cân nặng. Thấp còi ở trẻ phản ánh tình trạng thiếu dưỡng chất kéo dài do không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất hoặc bổ sung không đúng cách thừa chất này, thiếu chất kia làm cho trẻ kém phát triển.
Để xác định chắc chắn hơn, trẻ bị thấp còi hay không, các mẹ nên dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với thể trạng hiện tại của trẻ. Từ đó biết rõ hơn về tình trạng thế nào là trẻ thấp còi.
Cách thứ nhất dựa vào cân nặng theo độ tuổi:
Khi trẻ mới đẻ ra nặng 3kg, sau 5 tháng trọng lượng sẽ tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp 3, sau đó mỗi năm tăng thêm khoảng 2kg. Khi được 6 tuổi cân nặng của trẻ đã phải là 20kg.
Nếu không có cân, các mẹ có thể đo vòng tay cánh tay của trẻ 1 - 5 tuổi. Trẻ phát triển bình thường sẽ là 15 cm, nếu dưới 14cm là trẻ đang bị suy dinh dưỡng và bị thấp còi.
Cách thứ hai dựa vào chiều cao theo độ tuổi:
Khi mới sinh trẻ dài khoảng 50cm, 12 tháng tuổi 75cm, 24 tháng tuổi là 85cm, 36 tháng tuổi 95cm và đến 4 tuổi 100cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao của trẻ sẽ tăng thêm 5cm, khi bé lên 8 tuổi phải cao 120cm.
Nhiều trẻ thấp hơn trung bình nhưng mẹ cũng phải dựa vào tiêu chuẩn này để có thể cải thiện tình trạng thấp còi của con ngay từ giai đoạn này. Nếu trước 3 tuổi trẻ thấp còi thì khi trưởng thành chiều cao sẽ khó đạt chuẩn.
Trong khoảng thời gian từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi trẻ dễ bị thấp còi vì đây là thời kỳ mà trẻ nhỏ có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường sống xung quanh, đặc biệt cũng rất dễ ốm vặt hay mắc các bệnh đường hô hấp. Nhất là với trẻ đẻ thiếu tháng, sinh nhẹ cân, đa thai hoặc không được bú sữa mẹ, ...
Làm gì để giúp con “thoát” cảnh thấp còi
Cần đảm bảo cho trẻ trẻ thấp còi ăn đủ bữa: 3 bữa chính và các bữa phụ như: sữa, sữa chua, phô mai, trái cây, góp phần làm cho khẩu phần cả ngày của trẻ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Cần đảm bảo tính đa dạng của khẩu phần bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc nhiều hơn. Nên lựa chọn thực phẩm phù hợp với độ tuổi để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo tính cân đối của khẩu phần theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị ở từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Chế biến thức ăn cho trẻ thấp còi cần đúng cách tạo cảm giác thích thú cho trẻ. Nếu trẻ ăn uống kém, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất kém thì mẹ cần bổ sung thêm sản phẩm men vi sinh có chứa đầy đủ 2 thành phần quan trọng Probiotic là các lợi khuẩn có lợi và Prebiotic là dạng chất xơ hòa tan, giúp trẻ ăn ngon hơn, hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.
>>> Nguyên tắc vàng trong cách chăm sóc trẻ thấp còi
>>> Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi nếu chế độ ăn thiếu những chất này
Bên cạnh đó, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các sản phẩm “đặc trị” dành cho trẻ thấp còi để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất đang bị thiếu hụt. Đó là sản phẩm chứa đầy đủ bộ 3 dưỡng chất đó là Canxi nano, Vitamin D3, MK7 giúp cải thiện tình trạng thấp còi và giúp xương phát triển chắc khỏe và đồng thời tăng chiều cao tối đa.
Ngoài ra, cần khuyến khích trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi, tắm nắng đúng cách và không thức khuya, ngủ đủ, ngủ sâu giấc là rất cần thiết để trẻ có sức khỏe và thể trạng tốt giúp cải thiện nhanh tình trạng thấp còi.