Canxi được biết đến là một trong 5 nguyên tố quan trọng nhất. Nó tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể.
Trẻ thiếu canxi những dấu hiệu bạn không ngờ đến như chuột rút, tê buồn đau nhức chân tay, đổ mồ hôi vào ban đêm…Nếu tình trạng thiếu hụt canxi kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả bệnh tật không thể khắc phục hoàn toàn được.
Trẻ thiếu canxi những dấu hiệu bạn không ngờ đến
Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra mà cần được cung cấp từ bên ngoài, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi cơ thể thiếu canxi nhu cầu hoạt đọng nó sẽ gọi máu huy động canxi từ trong xương ra. Khi cơ thể trẻ thiếu canxi nhưng dấu hiệu bạn không ngờ đến là:
Bị chuột rút
Là một trong những triệu chứng đầu tiên của thiếu canxi. Đau cơ bắp, nhất là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.
Móng tay yếu và dễ gãy
Móng tay cũng cần có đủ lượng canxi để mọc và không bị gòn, dễ gãy. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi trong cơ thể.
Vấn đề về thần kinh
Vì lượng canxi kết hợp với magie và vitamin D có tác dụng điều chỉnh những xung điện của cơ thể. Đồng thời, giảm các cơn co giật cơ và co thắt có thể xảy ra nếu cơ thể ở mức độ canxi không phù hợp.
Mất ngủ
Nếu thấy con bạn hay mất ngủ thì đây chính là biểu hiện trẻ thiếu canxi những dấu hiệu bạn không ngờ đến. Một số trường hợp, không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ bị mất ngủ. Đối với trẻ nhỏ sẽ thường bị giật mình, quấy khóc khi ngủ và có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Bé thường ra mồ hôi trộm và xuất hiện dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn, đầu có thể bị bẹp và thường quấy khóc về đêm.
Ngoài ra, còn chậm mọc răng, chậm phát triển kỹ năng vận động…Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài bé có thể bị chân vòng kiềng và bị vẹo cột sống….Còn đối với trẻ em lớn, đang phát triển thì dấu hiệu rõ rệt nhất là trẻ thường kêu đau nhức xương khi vận động và có biểu hiện giảm đau khi nghỉ ngơi hoặc được xoa bóp.
Làm gì khi cơ thể trẻ thiếu Canxi?
Tất nhiên, khi cơ thể trẻ thiếu canxi thì cần được bổ sung từ bên ngoài bằng thực phẩm, thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Bên cạnh một chế độ ăn đây đủ dưỡng chất hằng ngày, trẻ cần được duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp và đều đặn.
Đồng thời, nên bổ sung các chế phẩm từ ngoài có chứa canxi dạng nano để quá trình hấp thu dễ hơn, hấp thu tối đa nhất và hạn chế tác dụng không mong muốn như táo bón và sỏi thận.
Canxi của cơ thể, chủ yếu sẽ ở trong xương, răng và móng, giúp cơ thể có hệ xương chắc khỏe, đồng thời là kho dự trữ Canxi của cơ thể. Nếu Canxi trong xương bị thiếu sẽ gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe con người. Ngược lại, nếu Canxi có quá nhiều trong máu, sẽ gây 1 số bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm. Bởi vậy, khi bổ sung Canxi cần bổ sung kết hợp với vitamin D (giúp hấp thu Canxi từ ruột vào máu) và MK7 (giúp vận chuyển Canxi từ máu vào xương).
Mọi thắc mắc, bạn đọc xin gửi về hòm thư : bstuvan@caolonthongminh.vn hoặc gọi 19001259 - 1900.545439 ( Giờ hành chính ) để được chuyên gia tư vấn miễn phí