Triệu chứng viêm mũi xuất tiết ở trẻ em là gì?
Trẻ nhỏ nhất là trẻ dưới 5 tuổi rất dễ mắc viêm mũi xuất tiết và triệu chứng dễ nhận biết chính là:
- Mũi sụt sùi, chảy dịch mũi trong có màu xanh.
- Hắt hơi liên tục một tràng dài.
- Nghẹt mũi 1 hoặc cả 2 bên kèm theo ù tai, nghe kém.
- Quan sát kỹ sẽ thấy mũi đỏ, niêm mạc phù nề, dưới cuốn mũi to, đỏ, đường thở hẹp.
- Trẻ quấy khóc, giọng nói khàn.
Nguyên nhân viêm mũi xuất tiết ở trẻ
Rất nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng bệnh viêm mũi xuất tiết với bệnh cảm cúm giống nhau. Bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ nhỏ khác với bệnh cảm cúm thông thường: bệnh cảm cúm thông thường sẽ khỏi sau vài ngày, tuy nhiên với bệnh viêm mũi xuất tiết thì có thể kéo dài qua 7 ngày bệnh vẫn còn tồn tại.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm mũi tiết, đó là:
Thay đổi thời tiết: thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng sẽ khiến trẻ dễ bị viêm mũi và tình trạng viêm mũi nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn xuất tiết.
Sức đề kháng kém: Những năm tháng đầu đời hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu, phản ứng của cơ thể với sự thay đổi nhiệt độ môi trường không hoàn toàn như người lớn, các mạch máu ở tai mũi phù nề, hốc mũi nhỏ, viêm mạc mỏng cùng với dịch xuất tiết khiến trẻ không thở được.
Nhiễm virus gây bệnh từ bên ngoài hay các di nguyên trong môi trường. Ví dụ như trẻ viêm mũi do khói bụi, khói thuốc, phấn hoa, lông của chó mèo…
Biến chứng viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em
Tuy
bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ em không gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng sẽ để lại nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe. Bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm phế quản, viêm thanh quản, ho kéo dài, giảm thị lực, viêm họng…do vậy, điều trị bệnh sớm là rất cần thiết để giúp trẻ phát triển bình thường và có sức khỏe tốt.
Điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ
Do cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện được như người lớn nên việc dùng thuốc cần hạn chế nhằm tránh gây thương tổn gan thận. Vì vậy, với bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ nhỏ các bác sĩ khuyến khích các bậc phụ huynh điều trị tại nhà bằng phương pháp rửa mũi hay hút mũi.
Hút hay rửa mũi tại nhà bằng nước muối sinh lý nhằm đẩy các dịch mũi bên trong mũi ra bên ngoài khiến mũi sạch khuẩn hơn và trẻ nhanh phục hồi hơn. Đồng thời nhỏ dung dịch sát khuẩn nhẹ, nâng cao thể trạng của trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm lúc này bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc dùng thuốc cần hết sức lưu ý nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Bên cạnh đó, theo Bác sĩ Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia: Để tăng cường sức đề kháng, phụ huynh cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đường, chất đạm, chất béo và các vitamin. Chất đường có nhiều trong các loại ngũ cốc, đặc biệt là gạo. Chất đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa… Chất béo có trong các loại mỡ nhưng nên cho trẻ ăn dầu thực vật sẽ tốt cho hệ tim mạch. Các vitamin có nhiều trong các loại hoa quả, đặc biệt là hoa quả tươi. Đồng thời, bổ sung các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng bằng các thực phẩm bổ trợ vì nguồn thức ăn không thể đủ để giúp trẻ phát triển. Một trong các dưỡng chất mà cha mẹ cần bổ sung đó là Immune Alpha, Sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) ….giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp trên, giúp trẻ khỏe mạnh. Đặc biệt, không thể thiếu Canxi, Vitamin D3 và MK7 – đây là bộ 3 dưỡng chất giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh. Chỉ cần bổ sung đủ các dưỡng chất này trẻ sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, không lo ốm vặt và cao lớn vượt trội hơn.
Bệnh viêm mũi xuất tiết không phải là bệnh nhiễm khuẩn nên không cần lo lắng quá nhưng vẫn phải chú ý chăm sóc răng miệng, mũi họng cho bé để hạn chế các nguy cơ gây viêm nhiễm