Việt Nam nằm trong số 34 quốc gia trên thế giới chịu gánh nặng cao nhất về tình trạng trẻ thấp còi, nhất là ở những vùng đông dân, dân tộc thiểu số như Tây Nguyên (33%) trẻ dưới 5 tuổi thấp còi, tiếp đến Bắc Trung Bộ và vùng miền núi. Trong khi đó trẻ em Đông Nam Bộ phát triển thể chất cao nhất Việt Nam.
Tình trạng thấp còi do suy dinh dưỡng kéo dài và thường xuyên nhiễm khuẩn do vệ sinh kém gây ra. Tình trạng này diễn ra trong 1000 ngày đầu đời của trẻ và hậu quả thường rất khó khắc phục, gồm có chậm phát triển vận động và khuyến tật chức năng nhận thức, dẫn đến kết quả học tập kém, ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển kinh tế và xã hội.
Chiều cao trung bình của người Việt Nam hiện nay đang bị xếp vào nhóm lùn nhất của Châu Á. Trong vòng 10 năm qua chiều cao trung bình của người Việt Nam chỉ tăng được 1cm.
Khi đánh giá ngoại hình của một người thì đầu tiên đó chính là chiều cao. Theo thống kê, trung bình chiều cao nam giới trong độ tuổi dậy thì 17 tuổi là 1m75. Nhưng chiều cao trung bình của nam cũng khác nhau đối với từng vùng, từng khu vực và từng nước. Chiều cao của người Việt Nam khá thấp so với các nước khác.
Ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ cao tương đương với Indonesia tuy nhiên lại thấp hơn chiều cao trung bình của Nhật Bản và Hàn Quốc từ 7 đến 10cm. Singapore và Thái Lan khoảng 5 đến 6cm. Đây là chiều cao trung bình của nam nữ trong độ tuổi dậy thì, thực tế trường hợp chiều cao của nhiều người còn thấp hơn khá nhiều so với mức chiều cao trung bình đã được thống kê. Điều này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Chiều cao của một người có 3 giai đoạn quan trọng đó là giai đoạn trong bài thai, giai đoạn 5 năm đầu đời và giai đoạn dậy thì. Nhất là vào giai đoạn dậy thì chiều cao sẽ có sự phát triển vượt bậc, bạn có thể tăng 8 đến 10cm/năm nếu như có kế hoạch thúc đầy chiều cao một cách hợp lý. Bước qua độ tuổi dậy thì, mỗi năm chiều cao chỉ tăng thêm 1cm hoặc không cao thêm. Nhưng cùng không cần quá lo lắng, chiều cao được quyết định bởi nhiều yếu tố như dinh dưỡng, di truyền, luyện tập vận động, môi trường sống và bệnh tật….
Trong đó, yếu tố di truyền gen chiếm 23%, cao nhất là dinh dưỡng chiếm 32%, luyện tập thể dục là 20% còn lại phụ thuộc vào yếu tố khác như môi trường sống và chế độ sinh hoạt… Chính vì vậy, bạn có thể cải thiện chiều cao dựa vào yếu tố này.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với việc cải thiện chiều cao. Cần bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất đó là: chất đạm, chất béo, tinh bột và đường…để cơ thể được phát triển toàn diện. Nhắc tới chiều cao, chúng ta nghĩ ngay đến xương, mà dưỡng chất cần thiết nhất cho xương đó chính là Canxi, Vitamin D3 và MK7, kẽm, magie, đồng, silic, boron…giúp phát triển và bảo vệ xương chắc khỏe. Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ thấp còi phần lớn là do chế độ dinh dưỡng. Trẻ ngay từ khi sinh ra đã cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, không chỉ giúp tăng sức đề kháng, trí thông minh và cơ thể trẻ lại phát triển vượt trội. Chính phủ và nhà nước cần có chính sách cải thiện tình trạng thấp còi ở trẻ em Việt Nam bằng cách tổ chức các chương trình bổ trợ kiến thức cho cha mẹ, cung cấp thêm thông tin đến trẻ em vùng cao, vùng núi có tầm nhìn về vóc dáng chiều cao quan trọng thế nào đối với một quốc gia, dân tộc. Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, cần được đầu tư và phát triển cả về trí tuệ và tinh thần.
Theo: Suckhoedoisong.vn