Viêm mũi họng mạn tính là gì? Thực chất đây hiện tượng niêm mạc bên dưới và niêm mạc khoang mũi bị viêm nhiễm kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần do điều trị không dứt điểm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng mãn tính
Viêm mũi họng mạn tính là bệnh rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Viêm mũ họng mạn tính có liên quan khá nhiều đến yếu tố di truyền.
- Viêm mũi họng cấp kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần và chưa triệt để.
- Do người bệnh tiếp xúc với bụi nhà, nấm mốc, lông vật nuôi, phấn hoa….
- Do vẹo vách ngăn, polyp….
- Dịch nhầy xuất tiết từ mũi luôn chảy xuống họng gây nhiễm khuẩn họng, gây viêm bội nhiễm.
- Do nghẹt mũi, khiến bệnh nhân phải thở bằng miệng. Không khí thở trực tiếp bằng miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng, từ đó tăng nguy cơ viêm họng, gây viêm nhiễm ở xoang mũi.
Viêm mũi họng mãn tính trải qua các giai đoạn cấp tính thế nào?
Ban đầu là ngạt mũi một bên, lúc bên nọ lúc bên kia, sau đó ngạt liên tục dữ dội cả 2 bên, xuất tiết ít, nhầy dai dính không màu, ít khi có mủ, có xu hướng phát triển phía mũi sau xuống họng, viêm họng thứ phát. Bệnh nhân hay phải đằng hắng, nói giọng mũi kín, chảy nước mắt, có thể có viêm túi lê, nhức đầu mất ngủ.
Bệnh viêm mũi họng mãn tính được chia là 3 loại chính là:
viêm mũi xung huyết đơn thuần, viêm mũi họng mạn tính xuất tiết và viêm mũi họng mạn tính quá phát. Trong đó:
- Giai đoạn xung huyết đơn thuần: liên tục bị ngạt mũi cả đêm lẫn ngày, xuất tiết ít, họng đau, rát, sưng đỏ.
- Giai đoạn xuất tiết: chảy mũi là dấu hiệu cơ bản, nhầy hoặc mủ, chảy hàng tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác. Khi xuất tiết, do ứ đọng nhiều dịch nhầy, làm hẹp đường thở nên người bệnh phải thở bằng miệng, khiến họng khô, rát, sưng đỏ. Tình trạng này kéo dài dẫn đến các chức năng của mũi bị giảm sút, khả năng ngửi kém, có khi mất ngủ, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
- Giai đoạn quá phát: triệu chứng điển hình là ngạt tắc mũi, đôi khi xuất tiết. Đầu tiên bệnh nhân chỉ ngạt mũi về ban đêm khi nằm, hễ nằm nghiêng về bên nào thì tắt mũi bên ấy. Ban đêm thường xuyên bị ngạt, thở bằng miệng, ngáy to và sáng dậy thì khô họng. Bệnh nhân thường xuyên hay khịt mũi và đằng hắng để khạc ra những cục nhấy khô quánh ở trong họng. Dần dần hiện tượng xuất tiết này lan xuống thanh quản gây hung hắng. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn ngửi kém và nghe kém.
Hậu quả của viêm mũi họng mạn tính?
Do Tai-mũi-họng là những bệnh liên quan đến nhau, nên viêm mũi họng mạn tính nếu không điều trị triệt để sẽ dẫn đến một số bệnh như: viêm xoang, lệch vách ngăn mũi, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh thị giác, viêm mạng não, thậm chí là ung thư mũi…
Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm mũi họng mạn tính
- Bảo đảm thông thoáng mũi: bệnh nhân cần xì sạch mũi, có thể xịt nước muối biển rất tiện lợi với người không có điều kiện rửa mũi thường xuyên.
-
Viêm mũi quá phát gây ngạt mũi mà thuốc điều trị không còn hiệu quả nên khám bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định phẫu thuật thích hợp.
- Cần nghỉ ngơi, giữ ấm và sạch mũi bằng đeo khẩu trang khi đi ra đường, nhất là vào mùa lạnh.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tốc kích thích: hơi, khói bụi độc hại.
- Dùng kháng sinh, thuốc chống dị ứng khi có đợt cấp, nhưng cần tuân thủ đúng thời gian.
- Với trẻ nhỏ cần nạo VA, cắt amiđan; với người lớn, chỉnh hình vách ngăn khi cần thiết.
- Giữ ấm mũi khi trời lanh, giữ vệ sinh mũi, họng (rửa mũi, súc họng) hàng ngày.
- Nhỏ thuốc sát khuẩn, kháng sinh mũi khi có dịch lây lan đường hô hấp.
- Tránh tiếp xúc với các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia, các yếu tố môi trường : khói, bụi bẩn, chất độc hại.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng.
Đối với trẻ em sẽ rất dễ mắc
bệnh viêm mũi họng vì sức đề kháng kém cho nên cha mẹ cần lưu ý bổ sung thêm các thành phần dưỡng chất như:
Immune Alpha, Sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) …sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và giảm ốm vặt, nhất là các bệnh về đường hô hấp trên để trẻ phát triển toàn diện, không bị nhiễm bệnh khi thời tiết thay đổi.
- Cần theo dõi và điều trị triệt để những đợt viêm cấp, tránh chuyển sang giai đoạn mạn tính, vừa khó dứt điểm, vừa dễ gặp biến chứng.