Trước khi tìm hiểu về cách điều trị viêm xoang mũi dị ứng thời tiết, chúng ta cùng tìm hiểu về những biểu hiện của bệnh mỗi khi thời tiết thay đổi sẽ như thế nào
Viêm xoang mũi dị ứng thời tiết thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, chuyển giao các mùa nhất là mùa lạnh, với những người có cơ địa kém rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất và không còn tái phát lại.
Biểu hiện của viêm xoang mũi dị ứng thời tiết như thế nào?
Đau nhức vùng xoang mũi tại vị trí bị viêm như xoang hàm gây đau nhức vùng má, viêm xoang trán gây đau nhức giữa hai lông mày, thường vào một giờ cố định và chủ yếu vào buổi sáng là chính, viêm xoang trán trước gây đau nhức giữa hai mắt, viêm xoang sàng sau thường gây đau nhức sâu nhất là vùng gáy.
Viêm xoang mũi gây ra hiện tượng chảy dịch, dịch nhầy có thể chảy xuống phía mũi hoặc xuống họng. Với triệu chứng này khiến cho bệnh nhân cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc có cảm giác đờm ở cổ họng muốn khạc nhổ. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, bệnh bị mới hay bị lâu năm, dịch nhầy có màu trắng đục hay màu vàng nhạt hoặc màu xanh có thể có mùi hôi khó chịu.
Cách phòng và điều trị viêm xoang mũi dị ứng thời tiết
Do viêm xoang mũi dị ứng thời tiết chủ yếu xảy ra khi thời tiết thay đổi, nên khi có dấu hiệu biến đổi thời tiết người có cơ địa dị ứng cần phải bảo vệ đường hô hấp tránh gió lùa vào.
Dùng thuốc để điều trị viêm xoang mũi dị ứng thời tiết
* Thuốc điều trị tại chỗ: Thuốc nhỏ hay thuốc xịt mũi bằng các thuốc co mạch có thêm corticoid hay thuốc ức chế giao cảm. Không nên nhỏ hay xịt thuốc bằng các thuốc kháng sinh vì không cần thiết.
* Thuốc dùng toàn thân (ở đây là thuốc uống): Thuốc kháng Histamin để giảm tình trạng dị ứng.
* Các bài thuốc dân gian:
- Gừng tươi: Mặc dù rất khó ăn nhưng với cách này thì sẽ giảm ngay lập tức cơn hắt hơi và làm dịu cổ họng. Dùng gừng tươi rửa sạch, thái thành lát mỏng sau đó nhai.
- Dùng hoa sứ: Lấy hoa sứ rửa sạch, sau đó thái nhỏ, phơi khô. Cuộn vào một tờ giầy giống như 1 điều thuốc lá sau đó dùng để xông. Cách làm này có tác dụng giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi và tiếu diệt các vi khuẩn trong mũi.
- Hoa ngũ sắc: Lấy hoa ngũ sắc rửa sạch rồi giã để vắt lấy nước. Lấy bông thấm vào và nhét vào một bên mũi khoảng 15 phút. Cách làm này có tác dụng giảm được triệu chứng viêm mũi, giảm nghẹt mũi, sưng viêm, chống phù nề.
- Mật ong và tỏi: Tỏi giã nhỏ hay ép lấy tinh chất trộn đều với mật ong, sử dụng dịch nhỏ vào mũi, thực hiện 3 ngày/lần, giúp giảm tình trạng rõ rệt.
Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần phải bảo vệ trẻ bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra đường, hạn chế khi đi ra ngoài đường khi có thời tiết thay đổi. Với những trẻ có sức đề kháng kém, các mẹ cần phải bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa ốm vặt, giảm các nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp khi giao mùa như:hoạt chất
Immune Alpha, Colostrum sữa non, FOS chất xơ hoà tan.