Những cơn sụt sùi, hắt hơi, chảy nước mũi xảy ra thường xuyên không còn là điều xa lạ với những người mắc viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự tập trung học tập và công việc của người bệnh mỗi ngày. Đối với trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ, viêm mũi dị ứng có thể khiến trẻ bỏ bú, mất ngủ, suy nhược cơ thể, chậm lớn… Khi
điều trị viêm mũi dị ứng bằng đông y hoặc tây y, các bà mẹ có con nhỏ nên hỏi ý kiến tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Viêm mũi dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch quá mẫn cẩm, lầm tưởng các chất vô hại trong không khí là những chất độc hại gây bệnh cho cơ thể. Khi đó, hệ thống này sẽ sản sinh ra kháng thể histamine trong máu để phản ứng lại với những chất vô hại đó. Quá trình miễn dịch gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng tiêu biểu như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
Những dị nguyên trong không khí gây
viêm mũi dị ứng chủ yếu là bụi, phấn hoa, mùi lạ, hóa chất, lông vật nuôi, nấm mốc, thời tiết thay đổi, thực phẩm dễ gây dị ứng.
Một số bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y
Viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết đến cơ địa mẫn cảm ở mỗi người. Khi cùng tiếp xúc với các dị nguyên ở môi trường bên ngoài, có người bị viêm mũi dị ứng, nhưng nhiều người lại không. Do thuộc về vấn đề cơ địa, hiện nay cả đông và tây y đều chưa có thuốc chữa tận gốc viêm mũi dị ứng. Các biện pháp điều trị chỉ là hỗ trợ làm giảm triệu chứng và tránh viêm mũi dị ứng tái phát hoặc biến chứng.
Dưới đây là các bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y, người bệnh có thể tham khảo sử dụng:
▪ Chữa chảy nước mũi trong: Lấy 10g lá kinh giới, 6g quế chi, 12g phòng phong, 4g cam thảo, 6g tế tân, 4g gừng, 12g bạch chỉ, 10g tang bì cho vào ấm đun 30 phút để sắc lấy một chén nước uống hàng ngày.
▪ Chữa nước mũi đục, nghẹt mũi: Lấy 6g bạc hà, 12g ngưu bàng tử, 6g thuyền toái, 12g cúc hoa, 4g cam thảo, 12g tang diệp, 12g cát căn rửa sạch cho vào ấm sắc 30 phút, chắt lấy 1 chén nước uống hàng ngày.
▪ Chữa viêm mũi dị ứng lâu ngày: 12g bạch truật, 6g hạnh nhân, 12g hoài sơn, 6g rễ cây bách bộ, 12g hoàng kỳ, 6g cát cánh, 12g đẳng sâm, 6g nhân sâm, 12g tang bì rửa sạch cho vào nồi sắc thành nước uống hàng ngày.
Ba bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y trên không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 9 tuổi. Nếu có con trong độ tuổi này mắc viêm mũi dị ứng, các bà mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Trong quá trình
điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ, mẹ cũng nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho con. Bổ sung các dưỡng chất như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS (chất xơ hòa tan), Canxi (nano), Vitamin D3, MK7, DHA… là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt và nguy cơ mắc bệnh hô hấp, mạn tính cho trẻ. Đồng thời, chúng còn phòng ngừa tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, giúp trẻ cao lớn và thông minh hơn.