Viêm mũi dị ứng chính là phản ứng miễn dịch của mũi xoang khi tiếp xúc với các chất kích thích từ môi trường bên ngoài như: bụi bẩn, phấn hoa, mùi lạ, nấm mốc, thời tiết và thực phẩm. Những tác nhân này xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi, miệng và da gây viêm mũi dị ứng nặng hoặc nhẹ ở mỗi người.
Những sai lầm khiến viêm mũi dị ứng nặng hơn
Bệnh viêm mũi dị ứng cũng chịu tác độngt ừ yếu tố sức khỏe của mỗi người. Những đối tượng có chức năng gan kém, lệch vách ngăn mũi, sức khỏe yếu có thể dễ mắc viêm mũi dị ứng. Trong quá trình điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng, nếu mắc phải một số sai lầm dưới đây, viêm mũi dị ứng không khỏi mà còn nặng và dễ biến chứng hơn.
▪ Ăn thực phẩm gây dị ứng: Có hai trường hợp viêm mũi dị ứng do thức ăn gây nên. Thứ nhất là ăn các loại trái cây: lê, táo, dưa hấu, hạt… khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn với các loại phấn hoa, người ăn sẽ có cảm giác ngứa miệng, họng. Thứ hai, ăn các loại hải sản (cua, tôm, ngao), nhộng tằm khiến toàn bộ cơ thể phát ban, trong đó có cả mũi xoang. Ngoài ra, các loại ớt bột, hạt tiêu cũng có thể kích thích hắt hơi nếu hít trực tiếp vào mũi.
▪ Không tránh các tác nhân gây dị ứng: Không chỉ thực phẩm là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng nặng hơn, mà việc không tránh tiếp xúc với các tác nhân khác như bụi, hóa chất, nấm mốc, phấn hoa, mùi lạ cũng làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng. Trong quá trình điều trị bệnh, hãy vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, lông thú để bệnh nhanh cải thiện hơn.
▪ Khi bị dị ứng theo mùa không sử dụng thuốc từ trước: Nếu có cơ địa dị ứng theo mùa (phấn hoa, nấm mốc nhất là vào mùa đông và mùa xuân), người bệnh nên có kế hoạch sử dụng thuốc phòng ngừa dị ứng từ sớm. Nếu để các triệu chứng xuất hiện mới sử dụng thuốc, kết quả đạt được sẽ không được như ý muốn.
▪ Không tìm ra nguyên nhân gây dị ứng: Nhiều người có thói quen mua thuốc chống dị ứng về sử dụng ngay, dù chưa xác định rõ thủ phạm gây bệnh. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chữa bệnh. Do đó, hãy đến các phòng khám tai – mũi – họng để làm các xét nghiệm test dị nguyên gây kích ứng mũi để điều trị trúng nguyên nhân nhất.
Ngoài việc nắm được các sai lầm trong quá trình chữa viêm mũi dị ứng trên, các bà mẹ có con nhỏ mắc
viêm mũi dị ứng nặng cũng nên có giải pháp giúp con nhanh khỏi bệnh và khỏe mạnh hơn. Bổ sung các dưỡng chất như
Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan), Canxi (nano), Vitamin D3, MK7 (Vitamin K2) là một trong những cách giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giảm ốm vặt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng hiệu quả và an toàn nhất.