Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể phản ứng rõ nhất ở phần xoang mũi khi có sự chuyển biến đột ngột của thời tiết. Vào thời điểm giao mùa, nắng mưa, nóng lạnh thất thường, trẻ có cơ địa quá mẫn cảm sẽ sinh ra chất histamine gây viêm mũi dị ứng.
Các triệu chứng thường thấy khi trẻ mắc viêm mũi dị ứng thời tiết là sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây biến chứng viêm phế quản hoặc viêm phổi, việm tai giữa, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày của trẻ.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng thời tiết được phân vào loại bệnh hô hấp có tính chu kỳ. Tức là mỗi khi thời tiết chuyển giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đề cập ở trên.
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian
- Hoa ngũ sắc: Lấy hoa ngũ sắc rửa sạch và để ráo nước. Cho hoa ngũ sắc vào cối giã nhuyễn và vắt lấy nước. Dùng bông gòn thấm nước hoa và nhét vào lỗ mũi của trẻ khoảng 15 – 20 phút. Hoa ngũ sắc có tác dụng cải thiện chứng nghẹt mũi, sưng viêm mũi khá hiệu quả.
- Hoa sứ: Lấy hoa sứ rửa sạch, thái nhỏ, đem phơi khô rồi cuộn vào một tấm giấy mỏng như một điều thuốc lá. Đốt điếu thuốc làm từ hoa sứ và cho trẻ hít để xông mũi. Biện pháp này có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, virus nằm trong hốc mũi, giảm dịch nhầy, thông mũi.
- Bạc hà: Để điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết ở trẻ, các bà mẹ có thể lấy 7g lá bạc hà, 9g tân di hương, 15g hoàng bá, 10g hương bạch chỉ vào nồi sắc thành nước đặc và cho trẻ uống hàng ngày. Sau khi sử dụng một thời gian, các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi vàng và tắc mũi sẽ giảm dần.
Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết bằng thuốc tây
Khi đi khám và
điều trị viêm mũi dị ứng, thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc như sau:
- Thuốc kháng histamine: Thuốc dạng uống giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài sẽ gây tình trạng nhờn thuốc hoặc tác dụng phụ.
- Thuốc thông mũi dạng xịt hoặc nhỏ mũi: Loại thuốc này khá an toàn và có thể sử dụng lâu dài.
- Thuốc corticoid: Được chỉ định dùng trong trường hợp mắc viêm mũi dị ứng cấp hoặc nghiêm trọng. Sử dụng liên tục tối đa trong 10 ngày, nếu dùng lâu hơn, thuốc sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ.
Khi sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị hay loại thuốc nào cho con, các bà mẹ cũng nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ. Tránh việc sử dụng tùy tiện có thể gây nguy hiểm.
Ngoài ra, song song với việc điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết ở trẻ bằng thuốc (tây y hay đông y), mẹ cũng nên quan tâm đến việc bồi bổ dinh dưỡng hàng ngày để tăng sức đề kháng cho con. Bổ sung các thành phần như Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) và Canxi, Vitamin D3, MK7, DHA sẽ giúp trẻ giảm tình trạng ốm vặt, mắc các bệnh hô hấp, đồng thời phát triển chiều cao tối ưu, phòng ngừa bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hiệu quả.