Viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh là bệnh khá phổ biến xảy ở đường hô hấp trên khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với sự biến đổi của thời tiết như không khí lạnh, nóng ẩm, tạo điều kiện bất lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh. Thường xuất hiện với các biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi, trẻ quấy khóc nhiều, có thể sốt rất cao.
Bệnh kéo dài từ 3 - 5 ngày thì thuyên giảm, nước mũi bớt chảy, thở thông, hết sốt, nhưng nó lại gây ra những triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, nôn kéo dài. Nếu trẻ nặng hơn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phế quản, áp xe phổi rất nguy hiểm đến tính mạng.
Những tác nhân gây viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh là gì?
Có rất nhiều tác nhân dẫn đến hiện tượng viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh, trong đó có thể kể đến đó là:
- Thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột nắng, mưa, độ ẩm trong không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virut gây bệnh ...
- Trẻ mới cai sữa mẹ và đang trong giai đoạn tập ăn dặm.
- Trẻ sinh non, thiếu tháng, thiếu ngày, nhẹ cân, bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai và không được bú sữa mẹ hoàn toàn.
- Các đồ chơi, thói quen ngậm tay, mút tay mất vệ sinh.
- Chế độ chăm sóc của các bậc cha mẹ chưa hợp lý và khoa học.
Biện pháp chăm sóc cho trẻ sơ sinh khi bị viêm mũi họng cấp
Khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi cấp cần phải vệ sinh mũi họng, nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay cho trẻ bằng khăn mềm và vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc mẹ có thể dùng dụng cụ để hút cho trẻ, tuy nhiên không nên dùng nhiều cách này vì sẽ gây tổn thương vùng niêm mạc mũi của trẻ.
Chế độ chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị viêm mũi cấp là quan trọng nhất. Mẹ cần phải chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ với các thức ăn giàu dưỡng chất, mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt, chia thành nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn quá nhiều nếu như trẻ không muốn ăn.
Bên cạnh đó mẹ cần phải nhớ giữ ấm cơ thể trẻ, nhất là vùng cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh và cần chú ý cho trẻ đi ngủ đúng giờ. Đồng thời mẹ phải thường xuyên cho trẻ đi khám bác sĩ định kỳ, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho trẻ sơ sinh phòng viêm mũi cấp
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên hệ miễn dịch tự động bắt đầu được hình thành, nhưng vẫn còn yếu, dễ bị mắc bệnh nhất, nên mẹ cần phải bổ sung cho trẻ những dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng qua các thực phẩm hay các sản phẩm từ dạng cốm có chứa
Immune Alpha, FOS ( chất xơ hòa tan), Sữa non ( Colostrum), giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hay ngăn ngừa được hiện tượng ốm vặt.
Tuy nhiên, khi mẹ bổ sung các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng cho trẻ, thì cần phải bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu khác cho sự phát triển toàn diện về thể lực, chiều cao như
Canxi nano,
Vitamin D3,
MK7 ( Vitamin K2 có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên), Kẽm, DHA, Acid folic ... giúp trẻ cao lớn khoẻ mạnh, không ốm vặt.