Nhận biết các dấu hiệu của viêm mũi họng bội nhiễm và cách khắc phục hiệu quả nhất, giúp tránh tối đa biến chứng xấu đối với sức khỏe.
Viêm mũi họng bội nhiễm là gì?
Bội nhiễm là tình trạng cơ thể bị nhiễm trùng mới trong khi đã bị bệnh nhiễm trùng từ trước. Có nghĩa là ngoài bệnh lý chính, người bệnh còn bị nhiễm thêm một hay nhiều virus, vi khuẩn khác ngoài virus, vi khuẩn gây bệnh chính.
Cũng tương tự như vậy, bị viêm mũi họng bội nhiễm là khi niêm mạc họng bị các yếu tố virus, vi khuẩn tấn công làm viêm niêm mạc dẫ đến viêm họng thì lúc này có thêm một số chủng virus, vi khuẩn khác có hại cho cơ thể cũng xâm nhập gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi họng bội nhiễm
Viêm họng bội nhiễm xuất phát khi cơ thể đang bị viêm họng thì một số bộ phận lân cận như: mũi, tai, phế quản…đồng thời cũng bị viêm nhiễm, lây sang họng.
Nếu viêm họng kéo dài, bạn đã dùng nhiều cách chữa trị mà không thể khắc phục thì có thể đã mắc viêm họng bội nhiễm. Bạn có thể nhận biết thông qua màu sắc của đờm. Bên cạnh các biểu hiện bệnh viêm họng như đã nói ở trên thì:
- Đờm có màu xanh lợt nguyên nhân là do siêu vi.
- Đờm có màu trắng đục nguyên nhân là do bội nhiễm.
Viêm mũi họng bội nhiễm xử lý ra sao?
Phần lớn các trường hợp vị viêm họng là do virus gây nên và lúc này không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Người bệnh chỉ cần điều trị chiệu trứng bằng các loại thuốc dân gian chữa viêm họng hay dùng nước muối chữa viêm họng…kết hợp với việc ăn uống, nghỉ ngơi một cách khoa học.
Còn nếu viêm mũi họng bội nhiễm, có sự tấn công thêm của các vi khuẩn hoặc virus gây bệnh khác thì cần thiết phải dùng kháng sinh để tiêu diệt tận gốc vi khuẩn.
Bệnh viêm mũi họng bội nhiễm không bị coi là nguy hiểm, song nếu không có cách điều trị viêm mũi họng bội nhiễm kịp thời thì các triệu chứng bệnh sẽ khó mà khắc phục được.
Bệnh viêm mũi họng bội nhiễm nếu không được điều trị dứt điểm có thể tiến triển thành viêm xoang ở thể nặng, gây biến chứng giảm thị lực, viêm thanh – khí – phế quản,…
Do đó, nếu nhận thấy triệu chứng viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm cần đến các cơ sở khám chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp. Việc điều trị bệnh viêm họng xuất tiết cần thiết phải dùng kháng sinh, chống viêm bằng cả đường uống và đường dùng tại chỗ (nhỏ mũi). Ngoài ra, một số trường hợp còn được yêu cầu nội soi mũi họng để kiểm tra xem có dị dạng vách ngăn mũi hay không đề phòng tình trạng viêm mũi xoang tái phát.
Để
phòng tránh bệnh viêm mũi họng bội nhiễm trong các trường hợp viêm họng thông thường hay viêm họng hạt…, bạn cần tuân thủ thực hiện những lưu ý sau:
- Giữ vệ sinh tai -mũi- họng sạch sẽ hàng ngày: Hãy sử dụng nước muối sinh lý natriclorit 0,9% hay nước muối loãng để vệ sinh tai, mũi và súc miệng mỗi ngày giúp loại bỏ các vi khuẩn trú ngụ và các mảng bám trong răng miệng có khả năng gây bệnh.
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, chú ý giữ ấm cổ họng để ngăn ngừa viêm họng.
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho phù hợp, bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Nên ăn thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa để tránh gây kích ứng cổ họng.
- Khi bị sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt để ngăn ngừa viêm họng bội nhiễm.
- Nên điều trị triệt để các bệnh đường hô hấp, bệnh liên quan đến tai – mũi – họng như viêm tai, viêm mũi, viêm xoang… để không lây nhiễm xuống họng và gây viêm họng bội nhiễm.
- Đối với trẻ em vì hệ miễn dịch còn yếu nên sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn người lớn. Cho nên các bậc cha mẹ cần chú ý bổ sung thêm các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giảm tình trạng ốm vặt, nhất là các bệnh về đường hô hấp trên cho trẻ bằng các dưỡng chất có trong thực phẩm bổ sung như:
Immune Alpha,
Sữa non,
FOS (chất xơ hòa tan) ….và đồng thời các dưỡng chất như:
Canxi,
Vitamin D3,
MK7 cũng rất cần thiết đối với cơ thể trẻ vừa giúp phát triển chiều cao lại vừa kết hợp giúp cơ thể trẻ có đủ các dưỡng chất để phát triển một cách toàn diện nhất.