Rất nhiều người có chung câu hỏi viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Bệnh này có biểu hiện nào khác so với viêm mũi dị ứng thông thường?
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là tình trạng bệnh nặng, trầm trọng hơn của viêm mũi dị ứng. Khi viêm mũi dị ứng thông thường chỉ do các dị nguyên từ môi trường gây nên như: phấn hoa, bụi, khói ô nhiễm, thời tiết, thực phẩm… thì viêm mũi dị ứng bội nhiễm lại là sự kết hợp của các dị nguyên đó với sự xâm nhập, lấn sâu gây tổn thương, viêm nhiễm mũi từ vi khuẩn, virus, nấm mốc.
Nói cách khác, viêm mũi dị ứng bội nhiễm là tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, xảy ra trên nền của
viêm mũi dị ứng đã xuất hiện từ trước, cùng với sự tham gia của các tác nhân như virus, vi khuẩn.
Khi
viêm mũi dị ứng bội nhiễm không được điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng sang viêm xoang mạn tính, hen suyễn, viêm tai giữa,…
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có chữa khỏi được không?
Sau khi giải đáp thắc mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì, nhiều người còn đặt ra câu hỏi, viêm mũi dị ứng bội nhiễm có chữa khỏi được không. Hiện nay, cả đông tây y đều chưa có biện pháp chữa khỏi tận gốc căn bệnh hô hấp này, vì chúng có liên quan đến cơ địa dị ứng ở mỗi người.
Cơ địa dị ứng, quá mẫn cảm với các dị nguyên từ môi trường bên ngoài thường do yếu tố di truyền. Vì vậy, người mắc viêm mũi dị ứng hay viêm mũi dị ứng bội nhiễm chỉ có thể sử dụng các biện pháp giảm triệu chứng, hạn chế tối đa bệnh tái phát ảnh hưởng đến đời sống cũng như công việc hàng ngày.
Muốn điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm hiệu quả, người bệnh cần tránh xa những yếu tố gây bệnh, đồng thời kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu tình trạng viêm nhiễm không thuyên giảm, người bệnh cần đến chuyên khoa tai – mũi – họng khám, nội soi, chụp X-quang để có phương án điều trị tốt nhất.
Ở trẻ em, viêm mũi dị ứng bội nhiễm rất phổ biến vì sức đề kháng của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm mốc từ bên ngoài. Do đó, khi thấy trẻ có các triệu chứng viêm mũi dị ứng bội nhiễm như: chảy nước mũi màu vàng đặc, nghẹt mũi, tắc mũi, ngứa mũi, các bà mẹ nên đưa con đến các trung tâm y tế để thăm khám.
Ngoài việc tìm hiểu viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì và các triệu chứng của bệnh, mẹ cũng nên có biện pháp tăng cường sức đề kháng cho con bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bổ sung hoạt chất Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) là cách tốt nhất để giúp con giảm ốm vặt, phòng ngừa các bệnh hô hấp, mạn tính, giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
Trong thời gian mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm, trẻ có thể lười ăn, sụt cân, chậm lớn, mẹ cũng nên cung cấp cho con các thành phần như Canxi (nano), vitamin D, MK7 (vitamin K2), DHA… Đây là những dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu, giải tỏa nỗi lo trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.