Thực phẩm có liên quan mật thiết đến việc tăng hoặc giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Bài viết trước đã đề cập những thực phẩm hữu ích trong quá trình
điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những gợi ý
viêm mũi dị ứng không nên ăn gì cho người bệnh.
Viêm mũi dị ứng không nên ăn gì?
Nhóm thực phẩm cần tránh:
▪ Thực phẩm gây dị ứng: Đậu phộng, dâu tây hoặc bất kỳ thứ gì có thể gây ra các triệu chứng như phát ban hoặc sưng tấy. Ở một số người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng thực phẩm có thể làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa mũi, tắc mũi.
▪ Một số trái cây và rau củ: Các loại trái cây có chứa protein tương tự trong phấn hoa. Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, ăn các loại trái cây hoặc rau củ này có thể gây phản ứng ngứa trong miệng. Do vậy, bạn nên lưu ý
viêm mũi dị ứng không nên ăn gì để tránh mắc hội chứng dị ứng đường miệng. Thực tế, có khá nhiều người bị ngứa, dị ứng miệng sau khi ăn cà chua hoặc dưa hấu, đào, cần tây.
▪ Thực phẩm chứa Gluten: Lúa mì, yến mạch, chế phẩm từ bơ sữa có thể làm tăng chất nhầy trong niêm mạc mũi, gây cản trở lưu thông không khí và làm tắc mũi nếu bạn đang bị
viêm mũi dị ứng.
▪ Thực phẩm giàu axit béo omega 6: Omega 6 được tìm thấy nhiều trong dầu thực vật và một số loại hạt, ngũ cốc. Omega 6 có thể chiếm hết các enzyme và vitamin của omega 3 nếu bổ sung quá mức. Khi tỷ lệ omega 6 và omega 3 chênh lệch 30:1, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh viêm da hoặc bệnh suyễn.
Nhóm đồ uống nên tránh:
Bia, kem, cà phê, nước ngọt, rượu: Bất kỳ bệnh lý nào cũng được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng các loại đồ uống kích thích. Trường hợp bị viêm mũi dị ứng cũng vậy. Theo các nghiên cứu, caffeine trong một số đồ có thể làm tuyến thượng thận mệt mỏi gây sốt, và giảm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn hàng ngày.
Nhìn chung, khi thắc mắc bệnh
viêm mũi dị ứng không nên ăn gì, bạn nên lưu ý tránh xa các loại thực phẩm như: bánh mỳ, nước sốt đậu, táo, pho mát, gan gà, sô-cô-la, ngô, sữa bò, kem, cà tím, lòng trắng trứng, các loại hạt, rau bina, cá hun khói, nước tương, dâu tây, cà chua, bột mỳ.
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, ngoài việc tránh cho con ăn các loại thực phẩm trên, mẹ nên bổ sung cho con các dưỡng chất thiết yếu như
Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan), Canxi (nano), Vitamin D3, MK7 (đưa canxi vào xương), DHA… giúp trẻ giảm ốm vặt và mắc các bệnh đường hô hấp. Đây cũng là nhóm thành phần hỗ trợ phát triển chiều cao và trí tuệ tối ưu cho trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi.