Viêm mũi dị ứng mãn tính là hậu quả của bệnh viêm mũi dị ứng cấp tính không được chữa trị dứt điểm. Biểu hiện rõ nhất là các triệu chứng viêm mũi xuất hiện trong một giờ hoặc nhiều hơn ở hầu hết các ngày trong năm.
Dù phải sống chung cả đời với
viêm mũi dị ứng mãn tính, người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều nhất định để tránh biến chứng có thể xảy ra.
Phân loại viêm mũi dị ứng mãn tính
Có hai loại viêm mũi dị ứng mãn tính với những nguyên nhân và triệu chứng khác nhau như sau:
• Viêm mũi dị ứng mãn tính xuất tiết: Triệu chứng thường gặp ở người bệnh là chảy nước mũi, niêm mạc mũi phù nề, dịch nhầy bị ứ đọng trong khoang mũi, cuống mũi to, hẹp đường thở, ngạt mũi. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị mất mùi. Loại viêm mũi dị ứng này thường gặp ở trẻ em khi nhất là sau khi bị viêm mũi tái phát nhiều lần hoặc trẻ bị viêm amidan.
• Viêm mũi dị ứng mã tính quá phát: Dấu hiệu chủ yếu là tắc ngạt mũi, xuất tiết. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do cấu tạo bất thường của mũi (vẹo vách ngăn mũi) hoặc do có polyp (cục thịt thừa) trong mũi, do tiếp xúc với các dị nguyên (khói bụi, hóa chất, phấn hoa, lông thú). Bệnh thường xảy ra ở cả người lớn và trẻ em khi có cơ địa dị ứng hoặc sức đề kháng yếu.
Người bị viêm mũi dị ứng mãn tính nên làm gì?
Khi bị viêm mũi dị ứng mãn tính nếu không có chế độ chăm sóc phù hợp, bệnh có thể tiến triển sang viêm xoang mạn tính, viêm phổi mạn tính, viêm tấy ổ mắt, viêm màng não… Do đó, người mắc viêm mũi dị ứng mạn tính nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh mũi hàng ngày với nước muối sinh lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sinh hoạt lành mạnh, tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc lá rượu bia.
- Giữ ấm cho cơ thể, mũi, họng khi thời tiết chuyển lạnh.
- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng mũi như: bụi, phấn hoa, lông thú, khói thuốc, nấm mốc, nước hoa, các loại thực phẩm gây dị ứng.
- Không nên lạm dụng các loại thuốc co giãn mạch hoặc thông mũi như corticoid vì chúng có thể gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Lưu ý, các bà mẹ có con bị
viêm mũi dị ứng mãn tính cũng nên quan tâm thường xuyên đến chế độ bổ sung dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Khi con bước vào giai đoạn từ 6 tháng đến 9 tuổi, mẹ nên cung cấp các dưỡng chất như
Immune Alpha, sữa non (Colostrum), FOS (chất xơ hòa tan) giúp trẻ giảm ốm vặt, phòng ngừa mắc các bệnh mạn tính, nhất là bệnh hô hấp.
Ngoài việc tăng cường sức đề kháng cho con từ bên trong, mẹ cũng nên bổ sung đồng thời các thành phần như Canxi (nano), Vitamin D3, MK7 (đưa canxi vào xương), Ma-giê, Kẽm, DHA để giúp trẻ phát triển cả về chiều cao và trí tuệ một cách toàn diện nhất.