Viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện theo mùa hoặc quanh năm với các biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi, ho khăn, ngứa mũi. Ngoài một số nguyên nhân điển hình gây viêm mũi dị ứng: khói bụi, phấn hoa, lông thú, thời tiết thì việc ăn một số loại thực phẩm không phù hợp cũng khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Vậy viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Thực phẩm chứa protein: Những thực phẩm giàu protein như sữa, trứng, gluten, đậu nành, đầu phộng, hải sản… có thể gây kích ứng lên tới 25% ở những người bị viêm mũi dị ứng. Khi ăn các loại thực phẩm này, bạn sẽ có cảm giác ngứa ở môi, khoang miệng, cổ họng. Sở dĩ như vậy vì chúng chứa các protein bề mặt hoạt động giống như phấn hoa không tốt cho người bị viêm mũi dị ứng.
Một số loại rau tươi: Cần tây và bắp ngô có chứa các protein giống như phấn hoa cỏ - chất kích thích mạnh cho người bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn các loại rau này nếu nấu chín chúng vì các protein sẽ bị phân hủy khi đun ở nhiệt độ cao.
Chất phụ gia trong thực phẩm: Một số loại phụ gia, gia vị, chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu nhân tạo sử dụng trong các món ăn hoặc thức ăn chế biến có thể làm chứng viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng hơn. Hãy nhớ đến cảnh báo viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì khi bạn có ý định sử dụng các thức ăn chứa màu thực phẩm FD&C5, bột ngọt và benzaldehyde.
Phấn hoa và các loại hạt: Phấn hoa là một chất dị ứng phổ biến nhất đối với người bị viêm mỗi dị ứng. Phấn hoa cúc hay các loại thảo mộc có thể tìm thấy trong trà. Ngoài ra, chúng cũng có thể bám vào các loại hạt như hạnh nhân, hạt phỉ, hạt hướng dương và gây ra dị ứng nếu bạn sử dụng chúng.
Thực phẩm và đồ uống để lạnh: Người bị viêm mũi dị ứng cũng có thể biến chứng sang suyễn hoặc có các triệu chứng giống như bệnh hen suyễn. Kem, sữa, nước ngọt, bia, đồ uống có ga để lạnh có thể kích thích co thắt phế quản dẫn đến các cơn ho liên tiếp xảy ra.
* Tìm hiểu thêm: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối an toàn.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Ngoài việc nắm rõ
viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì, các bà mẹ cũng nên quan tâm đến việc bổ sung cho con những dưỡng chất thiết yếu để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tăng cường sức đề kháng của trẻ, chống lại những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện, mẹ nên bổ sung cho con các thành phần quan trọng như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS (chất xơ hòa tan). Những dưỡng chất này đã được khoa học chứng minh có khả năng giúp trẻ phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, giảm tình trạng ốm vặt hiệu quả nhất là trong giai đoạn trẻ mọc răng và thay răng.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn ở trẻ nhỏ, mẹ cũng nên bổ sung đồng thời cho con các thành phần như
Canxi nano,
Vitamin D3,
MK7, Ma-giê, Kẽm, DHA để giúp trẻ phát triển chiều cao và thể lực tốt hơn.