Viêm mũi dị ứng là gì? Đây là tình trạng cơ thể phản ứng lại một chất lạ nào đó được đưa vào khoang mũi, gây hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi. Các yếu tố gây dị ứng có thể là phấn hoa, bụi bẩn, lông thú, nấm mốc, khói thuốc hoặc sự thay đổi thất thường của thời tiết… Viêm mũi dị ứng có thể gây ra các biến chứng như viêm xoang, hen suyễn, viêm tai giữa, viêm họng… Nếu đã thử qua tất cả các biện pháp điều trị mà chưa thấy hiệu quả, bạn có thể thử cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông Y dưới đây.
4 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y
Theo Tổng thư ký Hội dược liệu Tp HCM, người bệnh viêm mũi dị ứng ở dạng nhẹ, cơ thể chưa bị suy nhược có thể sử dụng các bài thuốc đơn giản như sau:
• Bột ké đầu ngựa: Cho 6 – 12 gram bột ké đầu ngựa vào cốc, hòa với nước ấm chia 2 lần uống trước bữa ăn. Khi sử dụng bài thuốc này, người bệnh nên kiêng ăn thịt heo để phát huy hiệu quả tốt nhất.
• Thực trị: Đây là biện pháp chữa bệnh bằng thực phẩm. Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn sữa chua, hành tây, các loại rau thơm như kinh giới, bạc hà, húng quế, tía tô, ngò gai, đinh lăng… Các loại ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, yến mạch) vì chúng chứa nhiều selenium giúp ngăn ngừa dị ứng.
• Siro bèo cái: Để chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông Y với siro và bèo cái, bạn dùng 250 gram bèo cái tươi, loại bỏ phần rễ bèo và lá úa, rửa sạch và cho vào cối giã nhuyễn. Dùng vải mỏng lọc lấy nước bèo, sau đó lọc tiếp qua gạc để loại bỏ cặn. Pha nước bèo với siro cho dễ uống. Sử dụng hàng ngày, sau 1 – 2 tháng các triệu chứng viêm mũi dị ứng giảm hẳn, không gây tác dụng phụ.
• Nước gừng mật ong: Chuẩn bị 30 gram gừng tươi, 100 gram bèo cái tươi. Gừng gọt bỏ vỏ rửa sạch, bèo cái vặt bỏ rễ và lá úa đem rửa nhiều lần với nước. Cho cả hai vào cối giã thật nhuyễn. Thêm 150 ml nước vào cối và lọc lấy phần nước. Trộn nước gừng và bèo cái vừa thu được với 20 gram mật ong, sau đó đun sôi và tắt bếp. Chia 3 lần uống trong ngày, lúc đói với nước ấm.
Lưu ý: Khi sử dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông Y trên, tình trạng của bạn không thuyên giảm, hãy ngừng sử dụng và đến các trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất.
Với trẻ em bị viêm mũi dị ứng, hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, các bà mẹ không nên tự ý cho con sử dụng các bài thuốc ở trên. Ngoài việc điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ nên có biện pháp tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách bổ sung các dưỡng chất thiết yếu.
* Đối với trẻ em, tìm hiểu thêm: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối an toàn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bổ sung cho trẻ các hoạt chất như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS (chất xơ hòa tan) cùng với Canxi nano, Vitamin D3, MK7, kẽm, ma-giê, DHA sẽ giúp giảm tình trạng ốm vặt ở trẻ, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng… Đồng thời, những dưỡng chất này còn thúc đẩy phát triển chiều cao, trí tuệ toàn diện ở trẻ.