Nếu ai đã từng trải qua căn bệnh này thì hẳn sẽ không muốn nhiễm lại nó thêm lần nào nữa vì họ lo sợ những phiền toái mà nó mang lại. Để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin khác về bệnh.
Viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm là gì?
Viêm mũi họng xuất tiết bộ nhiễm là tình trạng họng có chứa dịch nhầy, thường xuyên xuất hiện sau một đợt viêm mũi họng cấp hoặc cảm cúm. Do không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm có thể làm xuất hiện biến chứng nhanh chóng như: viêm họng, giảm thị lực, viêm thanh quản, khí quản, phế quản, viêm xoang…
Bệnh hình thành và phát triển chủ yếu vào thời điểm nhiệt độ có sự thay đổi đột ngột, nhất là vào những lúc chuyển mùa. Biên độ nhiệt thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh là điều kiện thuận lợi giúp bệnh phát triển. Bên cạnh đó, độ ẩm không khí cao, môi trường ô nhiễm…cũng góp phần tạo điều kiện cho các bệnh đường hô hấp có cơ hội phát triển.
Biểu hiện của bệnh viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm
Viêm mũi họng xuất tiết thường bắt đầu với một đợt hắt hơi chảy nước mũi do phần niêm mạc mũi bị phù nề gây ngạt và khiến mũi bị tắc thường xuyên.
Nếu bệnh nhân bị
viêm mũi họng xuất tiết do virus gây ra thì thường tự khỏi sau 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn đến biến chứng bội nhiễm (có nghĩa là ngoài bệnh lý chính còn bị viêm nhiễm thêm một hoặc nhiều vi trùng gây bệnh khác trên nền).
Khi bội nhiễm xảy ra, người bệnh sẽ có các biểu hiện:
- Xuất hiện dịch tiết màu trắng trong cổ họng.
- Thường xuyên khạc nhổ do bị vướng đờm trong cổ họng.
- Nuốt nước bọt có cảm giác bị nghẹn trên cổ họng.
- Vài trường hợp dịch bị đầy từ mũi xuống đến cổ họng sẽ gây viêm phần niêm mạc họng hầu, đọng lại mủ đờm, có mùi hôi, bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu.
Phải làm gì khi bị viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm?
Rửa sạch mũi hàng ngày: dùng dung dịch muối sinh lý 0.9% loại chai 250-500ml để rửa mũi thường xuyên bằng cách hâm nóng nó ở nhiệt độ cơ thể từ 30 đến 40 độ. Cho nước muối vào bình rửa mũi chuyên dụng, nhấn cho nước xịt mạnh vào mũi bên này và chảy qua bên còn lại. Lặp lại tương tự với mũi bên kia khoảng 3-4 lần.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng các thuốc uống giảm xuất tiết từ niêm mạc mũi bằng thuốc kháng histamin H1 có chọn lọc. Dùng thuốc chống viêm mũi xuất tiết có corticoid ở dạng nhỏ như: collydexa, polydexa…lưu ý dùng không quá 6 ngày. Thuốc corticoid dùng tại chỗ tuy chỉ hấp thu khoảng 2% vào máu nhưng nếu không dùng đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng.
Khi có các biểu hiện của một đợt viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tránh để xảy ra biến chứng bội nhiễm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Để phòng tránh viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm, tốt nên bạn nên:
- Mang khẩu trang khi đi ra ngoài hay khi làm việc ở môi trường ô nhiễm, nhất là với thời tiết giao mùa.
- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng là cách bạn nên làm để phòng tránh
bệnh viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm.
-
Viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm sẽ rất nguy hiểm nếu bạn chủ quan, vì vậy khi cảm thấy có dấu hiệu bệnh viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm bạn nên đến cơ sở y tế soi mũi họng để kiểm tra xem có dị dạng vách ngăn mũi hay không vì viêm họng thường bắt nguồn từ viêm mũi – nguyên nhân thường gặp gây tình trạng viêm mũi xoang.
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm họng xuất tiết bội nhiễm thì cần phải được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ.
- Riêng đối với trẻ em khi mắc
bệnh viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm thì phải cẩn trọng hơn vì lúc này sức đề kháng của trẻ yếu. Tốt nhất cha mẹ, nên phòng ngừa cho trẻ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ như: bổ sung thực phẩm đầy đủ các dưỡng chất và các sản phẩm bổ trợ có chứa các thành phần quan trọng với hệ miễn dịch như:
Immune Alpha, Sữa non Colostrum, FOS (chất xơ hòa tan) ---giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp trên của trẻ.
- Nếu thấy diễn biến bệnh nghiêm trọng thì cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để có phương pháp điều trị kịp thời.