Viêm phế quản chia thành nhiều dạng khác nhau như: viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản phổi và viêm phế quản co thắt.
Viêm phế quản co thắt là một thể bệnh của bệnh viêm phế quản. Bệnh có những triệu chứng của bệnh
viêm phế quản ở trẻ em như ho có đờm, khó thở, thở khò khèn…Nhưng khi trẻ mắc các bệnh viêm phế quản co thắt kèm theo các biểu hiện đó là khi họ sẽ xuất hiện những cơn co ở vùng ngực, bụng gây ra hiện tượng đau, khó thở và cảm giác như rít lên để thở được.
Bởi triệu chứng của viêm phế quản co thắt tương tự với các triệu chứng của hen nên một số trường hợp có thể chẩn đoán nhầm. Đối với người lớn, việc chẩn đoán có dễ dàng hơn vì có thể khai thác một số triệu chứng có giá trị giúp cho việc xác định bệnh chính xác hơn. Nguyên nhân gây
viêm phế quản co thắt ở trẻ có thể là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất, mắc dị vật, chế độ dinh dưỡng kém, thời tiết thay đổi….
–
Trẻ bị viêm phế quản co thắt thể nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Mẹ cần chăm sóc trẻ bằng việc cho trẻ ăn, uống nước hay canh ấm nhằm giảm ho, long đờm.
– Mẹ nên dùng máy làm ẩm không khí trong phòng của bé hoặc mở vòi hoa sen ấm trong phòng tắm. Sau đó, cho bé vào phòng tắm vài lần một ngày. Hơi ẩm của không khí sẽ giúp làm giảm bớt độ đặc của dịch mũi và đờm, giúp trẻ đỡ ho hơn.
- Thường xuyên vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối dinh lý và hút đờm cho trẻ để dịch mũi không làm nghẹt và không trôi xuống gây viêm đường hô hấp dưới.
– Khi trẻ ngủ, mẹ nên nâng cao phần đầu của đệm nằm, kê gối hoặc ôm trẻ trong vị trí đầu cao hơn có thể giúp bé dễ chịu hơn.
– Cho trẻ uống đủ nước, tránh tình trạng mất nước.
– Khi bị ho nhiều, trẻ thường không muốn ăn nên có thể bổ sung cho trẻ sữa công thức, sữa chua,…
– Khả năng co thắt sẽ tăng lên 4 lần so với trẻ bị nhiễm virus đường hô hấp nếu hít phải khói thuốc lá. Vì thế, mẹ cần cách ly trẻ với những nguồn khói thuốc, khói bếp.
- Mẹ cần bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các vi khuẩn, virus có hại như
Immune Alpha, Sữa non, FOS (chất xơ hòa tan)…giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp cho trẻ, giúp trẻ ăn uống ngon miệng, khỏe mạnh hơn.
– Với những trường hợp sau đây, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay khi trẻ có các hiện tượng như khó thở, cơn co thắt trở nên nghiêm trọng hơn, nhịp thở tăng hơn 60 hơi/phút, đau ngực, trẻ không ngủ được mặc dù đã dùng các biện pháp tại nhà như trên,....