Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh đường hô hấp dưới hay còn gọi là sưng cuống phổi. tuy nhiên, bệnh chưa xuống phổi, chỉ là tình trạng viêm cấp tính ở niêm mạng phế quản. Khi bị viêm phế quản sẽ khiến cho trẻ ho nhiều, kèm theo đó là đau họng, sổ mũi.
Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh, những bé sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng hay các trẻ đang bị bệnh cúm, sởi, ho gà….
Nguyên nhân bé bị viêm phế quản
Nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây
bệnh viêm phế quản ở trẻ. Những vi khuẩn thường gặp là phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…Những vi khuẩn này có mặt sẵn trong khoang mũi – họng nhưng không ảnh hưởng đến trẻ do hệ miễn dịch đang hoạt động tốt. Hơn nữa, trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh được bú mẹ cũng sẽ thừa hưởng những kháng thể từ mẹ nên có thể ngăn chặn hiệu quả những vi khuẩn gây hại này. Tuy vậy, những lúc thế này cơ thể của trẻ mệt mỏi, sức đề kháng kém đi chính là lúc những vi khuẩn này phát triển, hoạt động mạnh mẽ, tăng độc tính khiến trẻ bị nhiễm bệnh.
Không khí ô nhiễm cũng là một nguyên nhân gây những bệnh ở trẻ em. Trong đó, có viêm phế quản. Khi trẻ sống trong một môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải bụi bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá hay mùi của hóa chất như mùi sơn tường, sơn bàn ghế, nhà nhiều bụi bẩn…cũng là tác nhân không nhỏ khiến trẻ bị sưng cuống phổi.
Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng sang lạnh, cơ thể trẻ không thể thích nghi kịp cũng khiến cho vi trẻ dễ bị viêm phế quản.
Những bé sinh non và những trẻ đang mắc một số bệnh như sởi, ho gà, viêm amidan, hay hen suyễn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Dấu hiêu dễ nhận thấy khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là bé có những biểu hiện như: cảm lạnh, ho, viêm mũi, viêm xoang. Nếu trẻ gặp những triệu chứng này mà không được điều trị kịp thời, sẽ lan nhanh đến 2 cuống phổi. Chúng làm cho khí quản sẽ bị sưng phồng, đỏ tấy và có dịch nhầy bị ứ đọng trong phổi. Và trong trường hợp này sẽ làm trẻ bị sốt trong vài ngày.
Kèm với dấu hiệu trẻ bị sốt là trẻ ho nhiều lên, đau rát cổ họng và xuất hiện đàm có đặc có màu xanh, vàng hoặc xám. Lúc này trẻ sẽ thấy mệt mỏi, đau ngực và sốt nhẹ.
Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản, mẹ xử lý ra sao?
Để phòng ngừa và trị
bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
- Nên đảm bảo môi trường sống cho trẻ sạch sẽ, tránh cho trẻ hít phải những mùi hóa chất độc hại, nhất là không cho trẻ hít phải mùi thuốc lá độc hại.
- Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn để mát trong tủ lạnh như nước đá, hoa quả, sữa hay các thức ăn chế biến sẵn. Bởi chúng sẽ khiến trẻ dễ bị viêm họng. Cho bé ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
- Khi trẻ nằm máy lạnh, cần chú ý tăng chỉnh nhiệt độ phù hợp, chỉ nên chênh vênh với nhiệt độ bên ngoài 2 đến 3 độ, không nên để quạt của máy điều hòa chĩa thẳng vào cơ thể trẻ và cũng không nên cho trẻ nằm lâu trong điều hòa. Đối với những trẻ nằm quạt, cha mẹ cũng cần chú ý không nên bật quạt số to và để quạt chĩa vào người trẻ, nên dùng quạt nhẹ, cho quạt quay cho không khí thoáng nhẹ.
-Giữ ấm cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa, không nên mặc quần áo quá dày, không thấm được mồ hôi làm trẻ dễ bị cảm lạnh.
-Khi trẻ bị bệnh, nên cho trẻ uống nhiều nước, nước giúp cho đường khí ẩm hơn và làm loãng đờm, để bé tống đờm ra khỏi đường hô hấp nhanh hơn. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tăng cường cho bé bú mẹ hoặc bổ sung nước cho trẻ qua sữa công thức.
- Bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm hàng ngày, thực phẩm bổ sung có chứa các thành phần như:
Immune Alpha, Sữa non, FOS (chất sơ hòa tan) …giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng ốm vặt, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung các khoáng chất giúp con khỏe mạnh, cứng cáp:
Canxi,
Vitamin D3,
MK7, Magie, Mangan…để trẻ phát triển toàn diện.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, bệnh mãn tính… Chính vì vậy, mẹ cần chủ động phòng bệnh cũng như có cách xử lý khoa học để tránh bệnh diễn tiến nguy hiểm cho bé.
Theo suckhoedoisong.vn