Bệnh viêm phế quản ở trẻ em không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi, nhưng nó sẽ làm trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, dễ quấy và có nhiều diễn biến để lại những biến chứng khác nhau.
Bệnh viêm phế quản là gì?
Trẻ bị viêm phế quản là khi đường thở dưới, hay cuống phổi bị viêm nhiễm, sưng tấy. Trẻ bị viêm phế quản ảnh hưởng đến nhu mô phổi. Nhưng viêm phế quản lại làm cho trẻ ho nhiều, nếu không điều trị kịp thời và để trẻ ho lâu thì viêm nhiễm có thể lan xuống nhu phổi gây viêm phổi.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ thường xuất hiện cùng hoặc sau khi trẻ bị cúm, sởi, ho gà…hay một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản ở trẻ em?
Bệnh viêm phế quản, nhất là viêm phế quản phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, lại không có dấu hiệu nào thực sự rõ rệt. Những dấu hiệu đầu tiên mà các mẹ nên để ý là trẻ nhác hoặc bỏ bú, khó vì khó thở, chán ăn, nôn ói, hay thậm chí đau ngực…Vì viêm phế quản là khi đường thở bị viêm và tiết dịch dầy nên trẻ sẽ có những dấu hiệu ho nhiều và khó thở. Các mẹ nên chú ý nếu xuất hiện cả những cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì khả năng cao là trẻ đã bị viêm phế quản.
Khi cơn ho của trẻ kéo dài 2 đến 3 tuần, thì trẻ sẽ bị đau rát cổ họng, có đờm. Thường đờm có màu xanh, xám hoặc xanh hơi vàng. Cùng với đó, trẻ cũng có những dấu hiệu kèm theo như đau ngực, mệt mỏi hoặc có thể bị sốt hơi nhẹ.
Điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em thế nào?
Dấu hiệu thường thấy ở trẻ nhỏ khi bị viêm phế quản là ho, sổ mũi, viêm họng, ho có đờm và những dấu hiệu nhiễm khuẩn khác nên nhiều mẹ mắc sai lầm là sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ. Nhưng chúng ta cần chú ý rằng bản chất của thuốc kháng sinh cũng là một loại virus nên có thể làm dứt triệu chứng đau rát, viêm họng. Nhưng không thể chữa trị tận gốc viêm phế quản, mặt khác lại làm giảm đi sức đề kháng của trẻ nhỏ. Vì vậy, trước khi sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ho, nên có sự thăm khám của bác sỹ và kê theo đơn thuốc của bác sỹ, sử dụng đúng liều và đúng thuốc.
Khi nhận thấy các dấu hiệu của trẻ bị viêm phế quản, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng họng. Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh thay vào đó là nước ấm, thật nhiều nước ấm bởi điều này giúp trẻ đỡ đau rát và cũng dễ thở hơn. Lúc này, nếu trẻ ho thì cũng đừng quá lo lắng vì điều này sẽ đẩy đờm ra bên ngoài, làm sạch khoang họng và cuống phổi. Nếu trẻ bị nặng và không có phản xạ họ, các mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để có thể trị liệu và hút đờm ra ngoài.
Trẻ thường bị cảm hay sổ mũi kèm theo khi bị viêm phế quản. Nhưng điều này không quá nguy hiểm nhưng các mẹ cũng nên điều trị dứt điểm, tránh virus lây lan dẫn đến cáce bến chứng không đáng có. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ thì enen cho bé uống nhiều nước ấm, quần áo của trẻ phải thoáng mát và thấm mồ hôi, nên chọn cho trẻ những bộ quần áo làm từ vải cotton mềm mại. Trong trường hợp sốt nặng trên 38 độ C thì có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, hai thuốc này sẽ giúp trẻ hạ sốt. Tốt nhất vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, thở gấp, da xanh hoặc bỏ ăn, nôn mửa thì cần đến gặp bác sỹ ngay.
Luôn luôn giữ gìn môi trường xung quan trẻ thật sạch sẽ, đặc biệt là khi trẻ bị viêm phế quản. Tránh bụi bẩn, virus, khói thuốc xung quanh trẻ, cần có những biện pháp đeo khẩu trang và che đậy kín kẽ khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là khi trời trở lạnh và có sương.
Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý rằng, ở các trẻ sơ sinh, viên phế quản được xem là bệnh nặng và dễ dẫn ra các biến chứng nguy hiểm, nhưng biểu hiện của nó lại rất đơn giản và khó nhận ra. Biểu hiện bên ngoài của trẻ chủ yếu là khóc. Bởi vậy các mẹ nên lưu ý đến những biểu hiện bất thường của trẻ như bỏ bú, sụt cân, nôn mửa, thở khò khè, da xanh xao tím tái v.v… thì cần đưa đi khám bác sỹ để có phương thức điều trị kịp thời. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách thì những triệu chứng như sốt, nôn mửa, xanh xao … sẽ hết sau một vài ngày và sau đó thì viêm phế quản cũng sẽ khỏi. Nếu trẻ lớn hơn, và có dấu hiệu bỏ bữa thì các mẹ cũng không nên ép, nên bổ sung nước hoặc những thức ăn dạng lỏng để bé dễ tiêu và hấp thụ dưỡng chất hơn.
Phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ em
- Chủ động chăm sóc sản phụ và thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ để tránh trường hợp bé sinh non, sức đề kháng yếu.
- Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu, chỉ cai sữa ít nhất 18 tháng sau khi sinh.
- Chủ động giữu ấm cho trẻ, đeo khẩu trang và bảo vệ trẻ trước những thay đổi thời tiết và không khí lạnh.
- Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, hạn chế khói bụi, thuốc lá…
- Chủ động phòng tránh và cách ly trẻ với người bị bệnh về đường hô hấp và các bệnh lây nhiễm virus.
- Bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt cho trẻ, đặc biết giúp phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp cho trẻ như:
Immune Alpha, Sữa ngon, FOS (chất xơ hòa tan).
Bài viết này hy vọng sẽ cung cấp được cho các bậc phụ huynh đầy đủ những thông tin cơ bản để chăm sóc tốt cho trẻ, phòng ngừa
bệnh viêm phế quản ở trẻ em để tránh những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có về thể trạng và trí tuệ của trẻ sau này. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
Mời bạn tìm hiểu thêm:
Theo suckhoedoisong.vn
Bạn cần tư vấn về bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ, hãy gọi 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: bstuvan@caolonthongminh.vn để được các bác sĩ giải đáp miễn phí. Cảm ơn bạn đã quan tâm!