Nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, viêm phế quản có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như khí phế thũng, suy hô hấp…Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản.
Có tới 50-90% trường hợp viêm phế quản cấp là do virus. Các virus thường gặp nhất trong
bệnh viêm phế quản là virus cúm, virus cúm gia cầm, virus đại thực bào đường hô hấp và một số chủng herpes virus. Một số nhỏ bị bệnh do vi khuẩn hoặc hít phải khí độc.
Bên cạnh đó, những người hút thuốc lá thường xuyên hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc lá, những người có hệ thống miễn dịch kém, trẻ sơ sinh, người già, người hay bị trào ngược dạ dày, thực quản, những người thường phải tiếp xúc với chất kích thích tại nơi làm việc, ví dụ như hóa chất từ ammoniac, axit mạnh…có nguy cơ cao bị bệnh viêm phế quản.
Nhiều đợt viêm phế quản cấp lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ làm suy yếu và gây kích ứng ở phế quản, có thể gây nên
viêm phế quản mãn tính. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
Viêm phế quản mạn có nguy cơ cao ở những trường hợp sau:
- Người bệnh viêm phế quản làm việc trong môi trường khai thác than, thường xuyên tiếp xúc với ngũ cốc, làm khuôn đúc kim loại, tiếp xúc liên tục với bụi bẩn.
- Người phải sống trong môi trường có nhiều khí SO2, và các chất ô nhiễm khác.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh viêm phế quản thường bị ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Họ thường xảy ra từng đợt, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, hoặc những dịp chuyển mùa, mỗi đợt kéo dài đến vài tuần, mỗi năm có khi ho xảy ra 5 đến 6 lần. Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi còn có bọt. Nếu bệnh càng kéo dài càng gây ho nhiều, đờm đặc hơn và đổi màu, khối lượng đờm tăng lên và số lượng đờm cũng tăng lên, đồng thời bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh bị khó thở, nặng ngực, lâu ngày gây thiếu hụt không khí, rối loạn chức năng hô hấp, người bệnh dễ bị sụt cân, mỏi mệt, ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể.
Nắm rõ các
nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản, hiểu rõ được mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng từ bệnh tới sức khỏe, chúng ta cần có kế hoạch phòng ngừa giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách: bỏ hút thuốc lá, dùng các loại bếp nấu ít khói để hạn chế tiếp xúc với khói củi, than.
Đối với trẻ nhỏ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung
Immune Alpha,
Sữa non,
FOS giúp giảm ốm vặt, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa cách bệnh về đường hô hấp trên. Tích cực tham gia vận động mọi người vệ sinh đường phố, môi trường sạch sẽ, càng ít bụi càng tốt. Nếu phát hiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp nên khám và điều trị dứt điểm, không nên để bệnh trở thành mãn tính. Tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở, các bài tập tùy theo sức khỏe của mình, không nên gắng sức quá.