Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Viêm phế quản thường gặp ở các trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi…và các trẻ còi xương suy dinh dưỡng có hệ miễn dịch và chất đề kháng yếu. Viêm phế quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành các dạng viêm phổi gây tử vong cao. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện bệnh viêm phế quản thì cần nhanh chóng điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ em
Trẻ em sau khi mắc các bệnh viêm hô hấp, cảm cúm, ho sổ mũi hay viêm xoang do virus gây ra. Sau đó, nếu không được điều trị triệt để và cơ thể với sức đề kháng yếu thì virus sẽ lây lan xuống 2 cuống phổi làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch. Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị viêm phế quản.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi thì đã bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân khác đó là dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông (chó, mèo), thức ăn, hóa chất, một số loại thuốc. Trẻ sống trong môi trường độc hại tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần.
Biểu hiện bệnh viêm phế quản
Khi thấy trẻ ho nhiều và thở mệt kèm theo đó chính là tình trạng sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 đến 3 tuần, có thể trẻ đã bị
bệnh viêm phế quản. Sau đó, trẻ bắt đầu có những biểu hiện như ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng xanh hay xanh.
Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài hơn, đặc biệt là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém hay bị nôn trớ. Nếu bệnh nặng hơn, trẻ sẽ có những dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa.
Khi mắc bệnh, các nang phế quản nhỏ sẽ bị viêm, sưng phù, tiết ra nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí bị tắc nghẽn.
Trường hợp nặng trẻ bị viêm phế quản nặng thì tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn, thậm chí ngừng thở. Bệnh có những triệu chứng tương tự như hen suyễn.
Phòng và điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ
Đối với những trường hợp trẻ bị viêm phế quản dạng nhẹ thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng việc cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cụ thể như cho rằng trẻ uống nhiều nước, làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn. Có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho trẻ với liều lượng nhỏ từ 2 đến 3 giọt. Tránh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ, khi muốn sử dụng thuốc cho trẻ cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh khói thuốc lá vì có thể khiến bệnh của trẻ nặng hơn và dễ trở thành bệnh hen sau này.
Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh. Thường xuyên giữ ấm trẻ, đặc biệt là cổ họng và ngực. Có thể quàng thêm khăn kể cả mùa hè cho trẻ. Đối với mùa đông, cần cho trẻ mặc ấm khi ra ngoài trời, đảm bảo cơ thể trẻ không bị lạnh. Khi trẻ bị viêm họng hay viêm mũi, hay cảm cúm cần được điều trị kịp thời và triệt để.
Đồng thời, cha mẹ nên bổ sung các dưỡng chất tăng sức đề kháng cho trẻ như:
Immune Alpha, Sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) giảm tình trạng ốm vặt, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp trên cho trẻ. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các khoáng chất giúp trẻ cao lớn như:
Canxi,
Vitamin D3,
MK7, Magie, Mangan, Silic…để trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái, … hoặc đã có các biến chứng của bệnh như viêm phổi, suy hô hấp thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.