Cường độ ho và lượng đờm ở mỗi người bệnh là khác nhau. Bên cạnh các triệu chứng bệnh viêm phế quản mãn tính còn có thể để đến như khó thở (thở gấp), thở khò khè.
- Ho và khạc đờm: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Tình trạng này thường kéo dài liên tục hoặc theo từng đợt với tổng số ngày ho, khạc đờm trên 90 ngày/năm. Cường độ ho và lượng đờm ở mỗi người bệnh là khác nhau. Đờm nhầy có thể trong, vàng, xanh hoặc thi thoảng kèm với máu. Ho và khạc đờm thường có xu hướng nặng lên theo thời gian và đờm xuất hiện nhiều hơn vào sáng sớm.
- Khó thở (thở gấp): tăng dần cùng với mức độ nặng của bệnh. Thông thường, những người có
bệnh viêm phế quản mãn tính có khó thở khi vận động và bắt đầu ho, khó thở khi nghỉ ngơi là dấu hiệu báo rằng bệnh đã chuyển sang bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD hoặc phát triển thành khí phế thũng.
- Thở khò khè: tiếng huýt sáo thô được tạo nên khi đường thở bị cản trở một phần) thường xảy ra.
Bên cạnh các triệu chứng mệt mỏi, đau họng, đau nhức cơ, nghẹt mũi, đau đầu có thể xuất hiện cùng những triệu chứng chính. Họ dữ dội có thể gây ra đau ngực, da xanh tím (da xanh, tím tái) có thể gặp ở những người trong giai đoạn tiền COPD. Sốt có thể là dấu hiệu cho thấy nhiễm khuẩn phổi do virus hoặc vi khuẩn.
Các
triệu chứng viêm phế quản mãn tính xấu đi và trở nên thường xuyên hơn thường liên quan tới đợt cấp của bệnh. Khi bị đợt cấp thường cần sử dụng kháng sinh, các thuốc steroitd và tăng các thuốc dạng hít.
Đối với trẻ nhỏ, thì cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sức đề kháng như:
Immune Alpha, Sữa non, FOS để trẻ có hệ miễn dịch hoàn thiện, không bị ốm vặt, phòng ngừa tốt các bệnh về đường hô hấp.