Bệnh viêm phế quản mãn tính là tình trạng sản xuất quá mức chất nhầy phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng trong 1 năm và ít nhất 2 năm liền, đã loại trừ nguyên nhân do lao, ung thư phổi hay suy tim mãn tính.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ
Thông thường, nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quả ở trẻ là do virus sau đó, có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, loại vi khuẩn hay gặp nhất là phế cần khuẩn, Hinfluenzae, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…Những loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở mũi họng, khi sức đề kháng của trẻ giảm sút thì các loại vi khuẩn này có thể mạng lên, tăng độc tính và gây bệnh. Khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại đều là những nhân tố thuận lợi cho bệnh phát triển. Nếu cho trẻ ra ngoài bằng xe đẩy trẻ em hay các phương tiện khác nên chú ý đeo khẩu trang và có biện pháp bảo vệ cho bé phù hợp tránh gió lùa trực tiếp.
Giai đoạn đầu virus là nguyên nhân gây bệnh chính, cũng có thể do bị viêm đường hô hấp trên, cảm lạnh, ho, sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị cộng thêm sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới 2 cuống phổi làm khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi khiến bé ho nhiều và thở khó khăn hơn. Nếu như trẻ có những biểu hiện trên cùng sốt kéo dài vài ngày kèm theo ho nhiều hơn, đau rát cổ họng, có đờm màu xanh hoặc vàng, nhiều bé còn bị đau rát ngực mệt mỏi, chán ăn, nôn ói nhiều và không còn muốn chơi bất kỳ môn đồ chơi trẻ em nào như trước nữa.
Bé bị viêm phế quản còn do hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn, hơi độc, nếu như để trẻ sống trong môi trường có nhiều người hút thuốc là trong một thời gian dài rất có thể bé sẽ bị viêm phế quản mãn tính không chỉ nguy hại đến sức khỏe mà còn bệnh kéo dài khiến trẻ tổn thương nặng tới phổi và có thể gây hại đến tính mạng của trẻ.
Dấu hiệu và triệu trứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ
Bệnh viêm phế quản cấp tính thường di viêm nhiễm ở phổi 90% bắt nguồn từ virus, 10% do vi khuẩn. Khi bé bị viêm phế quản cấp tính thường ho liên tục, ho có đờm trắng xanh, vàng, đờm thường xuất hiện sau 24 đến 48 tiếng khi ho, trẻ thở khò khè. Nhiều bé bị sốt cao kèm theo lạnh, run hay đau thắt ở ngực, đau dưới xương ức khi thở.
Nếu là bệnh viêm phế quản mãn tính thì thường ho kéo dài cớ đờm màu vàng, trắng, canh kéo dài ít nhất 3 tháng trong một năm và liên tục trong 2 năm, trẻ thở khò khè, kèm theo sốt và đôi khi có thể ngưng thở. Khi bé đã bị viêm phế quản mãn tính việc chữa trị cũng gặp nhiều khó khăn nếu không có phác đồ điều trị đúng sẽ rất dễ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Cách điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản do virus gây nên đồng nghĩ với việc thuốc kháng sinh sẽ không mang lại lợi ích gì cho việc điều trị. Chỉ khi có những bằng chứng nhiễm khuẩn rõ rệt mới nên cho trẻ dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả việc dùng thuốc ho cũng hạn chế để tránh tình trạng lạm dụng thuốc cũng như dẫn đến những điều không mong muốn ở trẻ.
Điều cần nhớ khi điều trị
viêm phế quản ở trẻ đó là giữ ấm, cho bé uống nhiều nước ấm để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết, dễ dàng tống đờm nhớt ra khỏi cuống phổi, trẻ sẽ nhanh khỏi hơn.
Phản xạ ho sẽ giúp trẻ tống hết đờm nhớ ra bên ngoài, nhanh chóng bình phục. nếu bé ho quá nhẹ nhất là khi trẻ sơ sinh có thể gặp bác sĩ để dùng các loại thuốc hỗ trợ làm loãng đờm hay cho bé đi tập vật lý trị liệu hoặc hút đờm nhớt cho trẻ.
Ơ trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non và trẻ dưới 2 tháng tuổi, bệnh thường rất nặng trong khi triệu chứng lâm sàng lại rất ít, có thể không thấy những biểu hiện bệnh ở phổi. Vì vậy, khi thấy trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sụt cân, rối loạn tiêu hóa (nôn trớ hoặc tiêu chảy), khó thở, có những cơn ngưng thở, tím tái, sùi bọt mép thì cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay.
Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực thì chỉ sau vài ngày trẻ sẽ bình phục, hết sốt, dữ khó thở hết tím tái…Không nên ép trẻ ăn hay tự ý mua các loại thuốc cho bé uống, tăng cường cho trẻ uống nước ấm, ăn các loại đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp, các món ăn từ gà, trẻ có nhu cầu ăn uống cũng chính là thời điểm trẻ bình phục. Bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm chức năng như:
Immune Alpha, Sữa non, FOS (chất sơ hòa tan) …giúp trẻ tăng cường sức đề kháng từ bên trong, củng hố hệ hô hấp, nhất là giúp trẻ phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp trên. Cần theo dõi để trẻ tránh tái phát bệnh hay bệnh của trẻ có thể nặng, sức đề kháng kém còn dễ mắc một số bệnh khác nếu vô tình tiếp xúc với nguồn bệnh.
Mời bạn tìm hiểu thêm:
Theo suckhoedoisong.vn
Bạn cần tư vấn điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ, hãy gọi 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: bstuvan@caolonthongminh.vn để được các bác sĩ giải đáp miễn phí. Cảm ơn bạn đã quan tâm!