Hỏi: Chào bác sĩ, bé nhà em hôm rét vừa rồi bị ho, chảy nước mũi, khò khè khó thở, nhìn thương lắm nhưng mà bé không bị sốt, em đưa bé đi viện nhi khám thì họ bảo bé bị viêm phế quản – phổi. Họ cho thuốc về uống thì em thấy cũng đỡ hơn chút nhưng được một thời gian bé lại bị lại thế, vậy có phải làm thế nào chứ cứ đi viện suốt thì không ổn ạ… Mong bác sĩ tư vấn giúp em! Em cảm ơn! (Ngọc Bích – Từ Liêm-Hà Nội)
Trả lời:
Ngọc Bích thân mến!
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể thời tiết thế nào. Và nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, căn bệnh này sẽ rất dễ trở thành mãn tính. Sau đây là một số hiểu biết cơ bản giúp bạn “đối phó” với căn bệnh này thi cần thiết.
Virus chính là thủ phảm gây nên các chứng bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ như cảm lạnh, ho, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị kịp thời chúng có thể lây lan tới 2 cuống phổi (bộ phận nối cổ họng và hai lá phổi với nhau), điều này rất nguy hiểm. Chúng sẽ làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại. Nếu bé có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 - 3 tuần, vậy là bé đã bị viêm phế quản.
Tiếp theo đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, cảm giác đau rát cổ họng, xuất hiện đờm màu xanh, xám hay hơi vàng. Trẻ sẽ có cảm giác đau ngực, sốt nhẹ và mệt mỏi.
Ngoài ra, khói thuốc là và bụi bẩn cũng là nguyên nhân không thể loại trừ. Đa số các thành thiếu niên nghiện thuốc là hay trẻ em phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, sẽ rất dễ bị viêm phế quản mãn tính.
Cách chữa trị viêm phế quản ở trẻ em.
Liệu pháp để điều trị căn bệnh này đó là nới rộng khí quản cho trẻ hay bác sĩ có thể kể loại thuốc ho giúp trẻ không bị tắc đờm trong cổ họng, đôi khi bác sĩ dùng một cái ống để hút các chất nhầy trong phổi.
Bạn không nên dùng thuốc ho để điều trị chứng ho khan ở trẻ em, nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất tốt, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.
Nếu bác sĩ chuẩn đoán, bệnh hen suyễn hay căn bệnh dị ứng khí quản, chính là nguyên nhân khiến trẻ bị ho, trong trường hợp này bác sĩ sẽ cho bé uống loại thuốc bronchodilator(một loại thuốc giúp khí quản có thể mở rộng hơn) hay corticosteroid( một loại thuốc làm dịu các vết sưng tấy.
Bạn cần chú ý bệnh viêm phế quản là do một loại virus gây nên, điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không mang lại lợi ích gì cho việc điều trị.
Bạn hãy cho bé uống 8 tới 10 cốc nước mỗi ngày, để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết.
Không khí trong nhà khô hanh, lạnh, bụi bẩn và nhiều khói thuốc cũng sẽ gây cho bé cảm giác khó chịu, hay thậm chí là sưng tấy khí quản, hãy dùng máy giữ ẩm không khí để tăng độ ẩm, và luôn đảm bảo cho bé căn phòng sạch sẽ, ấm áp, và đặc biệt không có khói thuốc. Bạn có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau.
Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay mắc các chứng bệnh không đáng lo ngại, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.
Trong trường hợp bé có biểu hiện thở dốc, tái mặt hay ho ra máu, bạn nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.
Đặc biệt, bạn có thể bổ sung cho trẻ các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng từ thức ăn hàng ngày, thực phẩm chức năng nhuw: Immune Alpha, Sữa non, FOS ..để giúp trẻ không bị ốm vặt do thay đổi thời tiết, nhất là phòng ngừa được các bệnh về đường hô hấp trên.
Chúc bé mau khỏe!
>> Mời bạn tìm hiểu thêm:
Theo suckhoedoisong.vn
Bạn cần tư vấn điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ, hãy gọi 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: bstuvan@caolonthongminh.vn để được các bác sĩ giải đáp miễn phí. Cảm ơn bạn đã quan tâm!