Các loại thuốc tân dược có tác dụng giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng tại chỗ, chúng không được khuyến cáo sử dụng trong một thời gian dài. Nguyên nhân là do thuốc tây thường có nhiều tác dụng phụ, không an toàn cho trẻ nhỏ hoặc phụ nữ có thai. Vì những nhược điểm đó, người ta đã tìm đến các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam an toàn, mặc dù thời gian điều trị có thể lâu hơn.
Khi mắc viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi, cháy nước mũi và ngạt mũi. Nếu để tình trạng kéo dài không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể chuyển biến sang viêm mũi dị ứng mạn tính, viêm xoang. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu là do cơ thể quá mẫn cảm với các dị nguyên như: bụi, phấn hoa, hóa chất, lông thú, thực phẩm…
Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam
Tận dụng các cây thuốc có trong tự nhiên để trị viêm xoang dị ứng vốn đã phổ biến trong dân gian từ ngàn năm trở lại đây. Một số bài thuốc đơn giản dưới đây là gợi ý nhỏ cho những người đang phải sống chung với viêm xoang dị ứng.
Lá ngải cứu: Theo đông y, lá ngải cứu có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giảm kích ứng nên rất phù hợp để trị bệnh viêm mũi dị ứng. Bạn có thể lấy 100g lá ngải cứu, nhặt lấy phần lá và ngọn non đem rửa sạch và phơi cho héo bớt. Sau khi phơi lá ngải cứu được khoảng 8 tiếng, bạn đem lá ngải giã vụn và gói vào trong một mảnh giấy nhỏ thành hình điếu thuốc. Cuối cùng, bạn đốt thành phần kết hợp hơ trên một số huyệt trên đỉnh đầu. Đây là bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam bằng mẹo nên bạn cần tham khảo ý kiến của thấy thuốc, tránh tình trạng gây bỏng nếu không sử dụng đúng cách.
Hành ta và gừng tươi: Lấy 50g hành ta và 50g gừng tươi đem giã nhuyễn và cho thêm 2 thìa giấm ăn vào trộn đều. Cho thành phần vừa thu được vào nồi nước ôi để xông mũi và họng. Biện pháp nãy sẽ giúp giảm viêm và thông tắc mũi hiệu quả.
Ké đầu ngựa: Theo y học cổ truyền, kế đầu ngựa có công dụng trừ phong, thông mũi, thanh nhiệt và một số triệu chứng khác của bệnh hô hấp. Bạn có thể lấy 8g quả ké đầu ngựa, 15g tân di, 30g bạch chỉ, 15g bạc hà đem tán thành bột mịn. Trộn 6g bột thu được với nước ấm và uống sau mỗi bữa ăn hàng ngày.
Hoa cỏ hôi (hoa cứt lợn): Lấy 100g hoa cỏ hôi rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào cối giã nhuyễn và lọc lấy nước. Sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ, bạn lấy bông gòn thấm nước cốt hoa cỏ hôi và nhét vào 2 bên lỗ mũi. Sau khoảng 15 – 20 phút, rút bỏ bông và hỉ mũi. Làm điều này 2 lần/ngày để chống viêm và thông thoáng lỗ mũi hiệu quả.
Với trẻ nhỏ bị viêm mũi dị ứng, bạn có thể kết hợp sử dụng một trong 4 cách
trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam trên với việc bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Lựa chọn các thực phẩm chức năng chứa thành phần như:
Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) trộn cùng váng sữa, cháo, hoa quả dầm cho trẻ ăn mỗi ngày là cách tốt nhất giúp trẻ giảm ốm vặt, các bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh hô hấp như viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung đồng thời cho trẻ các hoạt chất như
Canxi,
Vitamin D3,
MK7 để phòng ngừa bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, giúp trẻ cao lớn, thông minh hơn.