Chất béo là một phần quan trọng đối với bữa ăn của bé. Khi thiếu chất béo con bạn sẽ thiếu năng lượng, chậm phát triển, dễ bị quáng gà, viêm nhiễm và sức đề kháng yếu.
Sau đây là 9 bí quyết để tạo ra sự cân bằng chết béo trong chế độ dinh dưỡng của bé và giúp con luôn khỏe mạnh.
1. Cho con bú sữa mẹ
Với cách này, mẹ sẽ mang đến cho con tất cả các axit béo cần thiết ở một lượng phù hợp nhất. Nếu bé đang bú sữa công thức, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm lượng axit béo thích hợp. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng trong hầu hết các loại sữa công thức đều khá tương tự với sữa mẹ. Sữa gạo hay sữa đậu nành không dùng được cho trẻ sơ sinh vì hệ tiêu hóa của các bé chưa thể hấp thụ được.
2. Chọn thực phẩm giữ nguyên thành phần béo
Thời gian bé bắt đầu ăn dặm, bữa ăn cần đảm bảo thành phần dinh dưỡng nên mẹ cần chọn các loại thực phẩm được giữ nguyên thành phần chất béo. Bao gồm các loại sữa nguyên kem vẫn rất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động hàng ngày của bé. Những loại sữa không đủ vitamin và năng lượng cho trẻ dưới 2 tuổi. Cho đến khi bé được 5 tuổi thì mẹ mới có thể cho con sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa được ghi trên nhãn là”không béo”
3. Trẻ 2 tuổi có thể dùng sữa giảm béo
Đối với tuổi lên 2, bé đã có thể nhận đủ dưỡng chất và năng lượng mỗi ngày từ các loại thực phẩm khác nhau. Vì vậy, mẹ có thể giảm bớt lượng sữa nguyên kem.
4. Cho bé làm quen với nhiều loại chất béo khác nhau
Mẹ nên có một thực đơn cho bé với chế độ ăn thật đa dạng. Trong đó, bé cần được tiếp xúc với nhiều loại chất béo khác nhau. Với độ tuổi này, bé bắt đầu hình thành thói quen ăn uống và các lựa chọn thực phẩm có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống về sau.
5. Chú trọng đến omega-3
Loại asit béo này tồn tại trong sữa mẹ và nó cũng được bổ sung vào công thức. Khi mà trẻ nhỏ không còn bú sữa mẹ hay uống sữa công thức. Mẹ có thể bổ sung cho con các loại cá đóng hộp, cá biển sâu, dầu thực vật để cung cấp đủ lượng omega -3 cho bé.
6. Tinh toán kỹ dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình
Mẹ đã bao giờ tự nhìn vào thực đơn và nghĩ, có bao nhiêu thực phẩm mình ăn chứa chất béo có lợi cho cơ thể? Và có bao nhiêu chất béo có hại? Mẹ hãy hạn chế lượng tiêu thụ chất béo bão hòa dưới 10% dinh dưỡng mỗi ngày.
7. Đọc kỹ thành phần dinh dưỡng
Nếu mẹ mua sữa, đồ hộp hay các loại thực phẩm đóng gói sẽ dễ dàng nhìn thấy bảng thành phần dinh dưỡng. Trong đó, có liệt kê tổng lượng chất béo và chất béo bão hòa. Với cách này, mẹ sẽ tính toán được chính xác lượng chất béo trong bữa ăn của gia đình và bé yêu.
8. Từ bỏ chất béo có hại
Các loại thực phẩm chứ nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ và các sản phẩm từu sữa tươi nguyên kem như phô mai, bơ hay các thực phẩm chiên ngập dầu….Bạn nên thay chúng bằng thịt nạc, sản phẩm sữa ít béo, các loại trái cây, hạt và rau.
9. Chế biến bữa ăn gia đình
Nếu mẹ muốn hạn chế hấp thu các loại chất béo không có lợi. Cách tốt nhất là tự lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho gia đình của mình thay vì mua các loại thực phẩm được chế biến sẵn ở hàng quán hoặc các loại thực phẩm đóng gói.
Theo suckhoedoisong.vn