Nhiều bậc cha mẹ mách nhau để trị còi xương phải cho ăn thịt cóc, nhưng liệu thịt cóc có chứa những vitamin khoáng chất gì để trị được bệnh còi xương ở trẻ? Tại sao nhiều người bất chấp cả những cảnh báo nguy hiểm trong chế biến thịt cóc để mơ đến mục đích chữa bệnh còi xương cho trẻ nhỏ?
Thịt cóc không phải là siêu thực phẩm trị còi xương
Thịt cóc hay ruốc cóc vẫn thường được nhiều người truyền tai nhau có tác dụng bồi bổ cơ thể và bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Đồng thơi, còn chống suy dinh dưỡng, còi xương và giúp tăng chiều cao cho trẻ…Thế nhưng giá trị dinh dưỡng thịt cóc không hiệu quả đến mức nhiều như bố mẹ nghĩ.
Ths.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc TTDD viện dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ thêm về giá trị của thịt cóc chỉ nhiều đạm và kẽm chứ không có gì đặc biệt hơn các loại thịt khác, hàm lượng canxi và vitamin D rất ít, àm trẻ còi xương thì chủ yếu cần canxi và vitamin D là chủ yếu. Trong khi đó, thịt cóc lại tiềm ẩn nhiều rủi ro khi ăn phải những độc tố của thịt cóc rất nguy hiểm. Vì thịt cóc có chứa nhiều độc tố bufotoxine, đây là một chất rất độc có thể gây ngộ độc chết người trong thời gian ngắn.
Bs Hải lý giải có nhiều nguyên nhân dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ do được nuôi dưỡng không đầy đủ dưỡng chất, không khoa học, do sinh non hay bị những bệnh nhiễm khuẩn, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng hoặc do người mẹ khi mang thai không ăn uống đầy đủ. Nhất là các bé phải sống môi trường thiếu ánh sáng mặt trời cũng dễ bị chứng còi xương vì thiếu vitamin D.
Trẻ bị còi xương thường có biểu hiện chậm lớn, nhẹ cân và ăn không ngon miệng, táo bón, đầy hơi, ngủ hay giật mình và ra nhiều mồ hôi, răng mọc chậm, rụng tóc, chậm các khả năng lật, bò ….
Trong trường hợp trẻ bị còi xương nặng thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Không nên tự ý bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.
Hãy trị bệnh còi xương bằng giải pháp an toàn, hiệu quả
Theo BS Hải, thịt cóc cũng có hàm lượng đạm như những loại thịt khác, nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nếu chẳng may trong quá trình chế biến có lẫn với trứng cóc.
Trường hợp khi bị ngộ độc thịt cóc sau khi ăn trẻ thường có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau và chướng bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, sốc, ảo giác, đau đầu, có thể hưng phấn, tổn thương gan, thận và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời, BS Hải cảnh báo.
Bởi vậy thay vì mạo hiểm, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu để trị còi xương cho trẻ từ ngay những dấu hiệu đầu tiên và bằng chế độ dinh dưỡng an toàn, hiệu quả.
Nếu thấy trẻ có hiện tượng còi xương mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D3 và nhất là MK7 (vitamin K2)….giúp phát triển chiều cao. Đồng thời, nên bổ sung thêm cho trẻ các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt như: Immune Alpha, Sữa non Colostrum và chất xơ hòa tan FOS.
Chính vì vì thế các bậc cha mẹ không nên mạo hiểm cho trẻ ăn thịt cóc vì nghĩ bổ. Thực tế, thịt cóc cũng như các loại thịt khác, đều có hàm lượng dinh dưỡng nhất định nhưng ăn lại nguy hiểm hơn.