Canxi là thành phần cấu tạo của xương đồng thời giúp kháng thể hoạt động tốt để bảo vệ cho cơ thể. Lượng canxi được hấp thụ vào cơ thể phần lớn nằm trong cấu tạo của xương. Chúng kết hợp với Magie, phốt pho trong quá trình tạo xương. Phần còn lại được phân bố trên cơ và máu… Tác dụng của canxi đối với cơ thể trẻ đó là giúp tăng trưởng và phát triển chiều cao cho trẻ.
Tương tự như kẽm, magie, sắt… Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ. Nếu thiếu canxi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho trẻ như: còi xương, chậm lớn và phát triển không tốt. Các hệ trong cơ thể hoạt động sẽ không điều hòa, từ đó sẽ dẫn đến những bất ổn sau đó dẫn đến những triệu chứng như: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ…. Nếu lượng canxi thiếu hụt còn dẫn đến xương mềm, chậm lớn, chậm vận động.
Nhu cầu canxi của trẻ nhỏ là rất lớn, vì vậy các bậc cha mẹ cần quan tâm và chú trọng rất nhiều đến tác dụng của canxi, từ đó bổ sung canxi cho trẻ một cách đầy đủ và kịp thời. Qua đánh giá về dinh dưỡng cho thấy rằng việc thiếu hụt canxi ở trẻ em nước ta là rất lớn thể hiện qua số lượng trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và chậm lớn là rất cao. Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp bổ sung canxi cho trẻ kịp thời.
Một số cách bổ sung canxi cho trẻ
Tăng cường cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như: rau cải xanh, cải xoăn, bắp cải, đâu hũ, thịt, trứng, sữa bò, phô mai, các loại cá, tôm đồng, cua đồng….
Các sản phẩm chức năng bổ sung canxi đã được công nhận và đưa vào sử dụng, phải có đủ các thành phần dưỡng chất sau: Canxi nano, Vitamin D3,MK7, Magie, Mangan, Đồng, Silic, DHA, Bonron, Chondroitin….
Do canxi không được tạo ra bên trong cơ thể mà nó được cung cấp từ bên ngoài qua các nguồn thức ăn và sản phẩm bào chế. Do vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm và theo dõi chặt chẽ đến bữa ăn cũng như nhu cầu canxi của bé. Nhằm kịp thời cung cấp và bổ sung hợp lý, đầy đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Những dấu hiệu để nhận biết trẻ thiếu canxi
+ Còi xương, chậm lớn
+ Răng mọc chậm, rụng tóc hình vành khăn, ra mồ hôi trộm.
+ Mềm xương sọ, thóp lâu liền và rộng, bờ thóp mềm.
+ Xương sườn cong vênh, biếng ăn…..
Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu của thiếu canxi các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và kiểm tra ở những cơ sở chuyên khoa. Đồng thời, đưa tới những cơ sở về dinh dưỡng để kịp thời có phương pháp hợp lý nhất để giúp trẻ bổ sung, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhằm cải thiện và giúp trẻ phát triển cân bằng một cách tốt nhất.
Mời bạn tham khảo thêm 1 số phương pháp bổ sung canxi cho bé
Nguồn: suckhoedoisong.vn