Trẻ giật mình khi ngủ thường khiến các bậc cha mẹ đau đầu vì không rõ nguyên nhân. Cảnh trẻ khóc lóc có thể khiến ba mẹ trở nên stress, nhất là khi trước đó bé ngủ rất ngon. Chính vì vậy việc tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó dưới đây sẽ giúp bạn lấy lại
Mặc dù bạn rất lo cho con tuy nhiên đừng cố ẵm con lên khi trẻ giật mình hoặc có dấu hiệu ngủ không yên. Việc này có thể làm cho bé luôn cần đến cha mẹ để có thể ngủ trở lại. Nếu thực sự bé cần sự vỗ về thì bé sẽ thức hẳn dậy và khóc theo một cách rất khác.
Trẻ giật mình khi ngủ do gặp ác mộng
Có một số ý kiến cho rằng quá trình sinh ra cũng đủ gây nên ác mộng cho bé rồi. Có ý kiến không đồng tình vì cho rằng não bé chưa đủ trưởng thành để hiểu được các kinh nghiệm vừa trải qua.
Trẻ con nếu gặp ác mộng sẽ ngồi dậy và khóc lớn cho cha mẹ nghe. Các bé có thể miêu tả lại giấc mơ và nhớ được giấc mơ vừa khiến mình thức giấc. Rất có thể những giấc mơ đó sẽ hỗn loạn. Cũng có lúc bé vẫn nhớ những giấc mơ đó khá lâu, thậm chí có thể phân biệt được đâu là thật và đâu là mơ.
Do trẻ thiếu canxi
Trẻ thiếu canxi có liên quan đến chứng còi xương. Đối với trường hợp này, trẻ có thể xuất hiện những dấu hiệu đi kèm như hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, chậm mọc răng….
Bất thường về chức năng não
Giật mình khi ngủ có thê là biểu hiện của một loại bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ. Cần có nhiều thông tin thông qua các xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán chính xác nhất.Do vậy, trẻ giật mình khi ngủ có thể là dấu hiệu bình thường tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan. Nếu tình trạng này lặp lại liên tục và có những biểu hiện lạ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có lời khuyên tốt nhất.
Cách khắc phục
Khi trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình khi ngủ, ngủ không sâu giấc và chập chờn…dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, chậm phát triển về chiều cao và cân nặng. Để hạn chế được tình trạng này, cha mẹ cần chú ý các điều sau:Không vỗ lưng trẻ khi trẻ giật mình lúc ngủ hay cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không.
Nếu bé bật khóc và cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới dỗ, ru bé và cho bé bú.Không quấn bé quá chặt trong chăn để tránh việc bé bị toát mồ hôi và có thể bị cảm lạnh. Không để đèn quá sáng khi bé đang ngủ. Cho bé chơi sau khi bú mẹ, cho béĐặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ, khi đặt xuống thì vịn tay bé lại để bé không giật mình và giữ một lúc mới thả ra. Chú ý không nên cho bé ngủ trên tay mẹ thường xuyên.
Bổ sung Canxi và Vitamin D3 cho bé bằng sữa và các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành riêng cho trẻ nhỏ bởi bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Khi chọn những thực phẩm bổ sung dưỡng chất cần chú ý nên có các thành phần như Canxi nano, Vitamin D3 và MK7, đây là bộ 3 dưỡng chất giúp xương trẻ phát triển toàn diện. Kết hợp với những dưỡng chất này còn có chiết xuất thành tế bào nấm men Immune Alpha, Sữa non Colostrum và MK7 giúp tăng cường sức đề kháng và giảm tình trạng ốm vặt ở trẻ mà mẹ cần chú ý.
Mọi thắc mắc, bạn đọc xin gửi về hòm thư : bstuvan@caolonthongminh.vn hoặc gọi 19001259 - 1900.545439 ( Giờ hành chính ) để được chuyên gia tư vấn miễn phí.