Viêm xoang mũi mãn tính là gì?
Ở người lớn có tới 20 xoang phân bố khắp cơ thể nhưng chỉ có 4 cặp xoang liên quan đến mũi nằm ở hộp sọ. Đó là xoang hàm (dưới hai gò má), xoang sàng (nằm giữa hai cung lông mày), xoang bướm (nằm sâu trong nền hộp sọ), xoang trán (nằm ở trên hai cung mày). Mũi xoang có chức năng lọc và làm ấm không khi trước khi đi vào phổi.
Viêm xoang mũi mãn tính là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót bên trong lòng xoang và hốc mũi kéo dài trên 3 tháng không khỏi. Ngoài ra, viêm xoang mũi mãn tính còn có viêm xoang mũi tái phát. Tức là viêm xoang mũi kéo dài không quá 1 tháng rồi hết sau đó lại tái phát nhiều lần trong năm.
Viêm xoang mũi có những biểu hiện chính như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau ở các vị trí xoang và mất mùi. Bên trong niêm mạc các xoang sẽ thấy phù nề, mưng mủ hoặc có polyp mũi, tắc lỗ thông xoang hoặc có dịch trong các xoang.
Bệnh viêm xoang mũi mãn tính thường do các nguyên nhân như dị ứng, cấu trúc khoang mũi bất thường, sâu răng hoặc vi nấm gây nên.
Viêm xoang mũi mạn tính do dị ứng thường do cơ địa dị ứng với sự thay đổi thời tiết, phấn hoa, bụi, hóa chất. Loại viêm xoang mũi này có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn với biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi.
Trong khi đó, viêm xoang do nấm và sâu răng thường gặp nhiều ở trẻ em hơn. Đặc biệt, viêm xoang do sâu răng thường liên quan đến xoang hàm gây ra các triệu chứng như nhức mặt, nhức đầu, có đờm xanh hoặc vàng.
Viêm xoang mũi do nấm ảnh hưởng đến cả xoang hàm và xoang bướm. Các triệu chứng kéo theo là nhức đầu hoặc khặc đờm kéo dài.
Biến chứng của viêm xoang mũi mãn tính
Viêm xoang mũi mãn tính đòi hỏi người bệnh phải sống chung với nó cả đời. Tuy nhiên, trong quá trình mắc bệnh, nếu không có cách chăm sóc và điều trị hợp lý, viêm xoang mũi mãn tính có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau:
- Viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn…
- Mưng mủ trong các ổ mắt, viêm mắt, viêm dây thần kinh thị giác, mù lòa.
- Viêm màng não, áp xe não.
- Phình động mạch, tắc tĩnh mạnh quanh xoang, đột quỵ.
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở người bệnh viêm xoang mũi mãn tính, đặc biệt ở trẻ em từ 6 tháng đến 9 tháng tuổi, các bà mẹ lưu ý nên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của con, loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm từ môi trường bên ngoài.
Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chủ động chưa được hoàn thiện như người lớn, các vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút, nấm từ bên ngoài có thể tấn công và gây nên các bệnh về đường hô hấp. Do đó, các bà mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách bổ sung các dưỡng chất như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS (chất xơ hòa tan)… dưới dạng gói cốm cho con uống hàng ngày. Đồng thời, cung cấp cho trẻ các thành phần như Canxi, Vitamin D3, MK-7, Ma-giê, DHA… giúp trẻ phòng ngừa còi xương, suy dinh dưỡng, phát triển toàn diện về chiều cao và trí tuệ.