Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng có thể là nguyên nhân khiến bệnh viêm xoang trở nên dai dẳng và trầm trọng hơn.
Trước khi tìm hiểm
viêm xoang mũi không nên ăn gì, bạn nên nắm qua cơ chế gây ra bệnh và có biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
Xoang là các hốc rỗng có kích thước và cấu trúc khác nhau nằm trong hộp sọ xung quanh mắt, mũi, trán…được thông với hốc mũi. Lớp nhầy lót niêm mạc của mỗi xoang có tác dụng làm ẩm không khí, làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn và các chất gây dị ứng, trước khi đưa không khí đến phổi.
Bình thường, môi trường ẩm ướt và ấm áp của xoang là nơi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, nhưng hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ tự tiêu diệt các tác nhân này trước khi chúng bắt đầu phát triển. Khi lớp lót niêm mạc bị viêm, các chất nhầy trở nên quá dày, dịch tiết và các yếu tố gây bệnh bị tắc nghẽn và phát triển thành
viêm xoang mũi. Do đó, việc vệ sinh môi trường sống, bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ gây bệnh và tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật là điều rất cần thiết nếu bạn muốn phòng ngừa và
điều trị bệnh viêm xoang mũi hiệu quả.
Bị viêm xoang mũi không nên ăn gì?
Để hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang mũi hiệu quả, đồng thời trả lời cho câu hỏi viêm xoang mũi không nên ăn gì, bạn nên lưu ý tránh xa một số thực phẩm sau:
+ Đường tinh luyện: Còn có tên là fructose hoặc sucrose, đường tinh luyện được sử dụng phổ biến trong các món ăn tráng miệng ưa thích như bánh ngọt, sô-cô-la, nước ngọt hoặc nước trái cây.
+ Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Các loại bánh pizza, phomat hoặc các loại thịt nướng, các món mì, chế phẩm từ sữa… có thể gây tình trạng viêm xoang của bạn lâu được cải thiện hơn.
+ Các loại thực phẩm giàu omega 6: Axit béo không bão hòa omega 6 có nhiều trong các loại tinh dầu bắp, dầu rum, hạt hướng dương, hạt nho, dầu đạu nành, đậu phộng, mayonnaise, các loại rau trộn salad. Hàm lượng omega 6 dư thừa trong có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tình trạng bệnh viêm xoang của bạn. Chúng còn làm giảm tác dụng của omega 3 – một axit béo quan trọng đối với hệ tim mạch, thần kinh, thị lực và sức đề kháng trong cơ thể.
+ Gluten và casein: Những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần này là lúa mì, lúa mạch đen và các chế phẩm từ sữa động vật.
+ Carbohydrate tinh chế: Khoai tây chiên, các sản phẩm tinh bột chế biến từ ngũ cốc cũng là thủ phạm khiến tình trạng viêm xoang của bạn nặng nề hơn.
Ngoài việc tìm hiểu viêm xoang mũi không nên ăn gì, bạn cũng nên quan tâm đến các thực phẩm tốt cho bệnh cho bệnh viêm xoang như cá hồi, củ cải, ớt chuông đỏ, các loại rau xanh, trái cây có múi… Nếu bổ sung dinh dưỡng đúng cách từ thực phẩm, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện tốt hơn.
Trường hợp có con nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 9 tuổi bị
viêm xoang mũi, bạn nên bổ sung cho bé các thành phần như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm hại của vi-rút, vi khuẩn, nấm gây bệnh. Đồng thời, kết hợp cung cấp cho trẻ một số khoáng tố như ma-giê, kẽm, canxi (dạng nano), vitamin D3, MK7, DHA… để bé thông minh và phát triển chiều cao tốt hơn.
Bác sĩ tư vấn cách bảo vệ sức khỏe & phòng bệnh Viêm Mũi cho trẻ, hãy gọi 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: bstuvan@caolonthongminh.vn để được giải đáp miễn phí. Cảm ơn bạn đã quan tâm!