Viêm xoang mũi gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh mỗi ngày.
Viêm xoang mũi là gì?
Trước khi hiểu viêm xoang mũi là gì chúng ta cần nắm được một vài khái niệm về xoang. Xoang là những hốc rỗng chứa khí có kích thước to – nhỏ, nông – sâu với cấu trúc khác nhau nằm trong khối xương sọ mặt. Xoang được chia ra làm 4 loại: Xoang trán, xoang sàng, sang bướm và xoang hàm. Tất cả các xoang được nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hốc mũi.
Xoang có tác dụng làm giảm trọng lượng hộp sọ, thành phần của hộp cộng hưởng tạo ra âm thanh, giọng nói ở mỗi người. Bên cạnh đó, lớp lót trong lòng xoang còn là niêm mạc hô hấp tiết dịch nhầy sinh lý, làm ấm và ẩm không khí khi hít vào phổi, cung cấp oxy cho não, mạch máu và hệ cơ xương.
Viêm xoang mũi là tình trạng lớp lót niêm mạc trong lòng các hốc xoang bị viêm nhiễm, phù nề, tăng tiết dịch từ loãng đến đặc hoặc hóa mủ. Đường kính các lỗ xoang vốn nhỏ và hẹp, các dịch tiết, mủ, chất nhầy do viêm nhiễm ứ đọng, không thoát được ra ngoài các hốc mũi. Khi mắc bệnh viêm xoang mũi, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như: tắc mũi, khó thở, chảy dịch mũi, đau vùng trán, ù tai, đau sau gáy, sốt…
Nguyên nhân gây viêm xoang mũi
Các nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang mũi là do nhiễm khuẩn, siêu vi trùng, ký sinh trùng hoặc nấm; do dị ứng với các dị nguyên nguyên từ môi trường bên ngoài (bụi, phấn hoa, hóa chất); do thời tiết thay đổi thất thường hoặc chuyển mùa; do cấu trúc bất thường của các xoang hoặc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Trong các nguyên nhân gây viêm xoang mũi vừa nêu trên, đặc biệt ở trẻ nhỏ, nhiễm khuẩn, vi rút và sự thay đổi thời tiết là những tác nhân phổ biến nhất. Do đó, các bà mẹ cần chú ý phát hiện kịp thời nếu con bị viêm xoang mũi và cách điều trị hiệu quả nhất.
Viêm xoang mũi và cách điều trị hiệu quả
Khi bị
viêm xoang mũi, người bệnh cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 3 – 4 lần/ngày, sau đó dùng thuốc xịt mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ để xịt tại chỗ. Nếu tình trạng bệnh nặng (quá 5 ngày không khỏi), người bệnh cần đến bệnh viện nội soi, hút rửa các hốc xoang để loại bỏ dịch viêm kèm theo sử dụng một số loại thuốc kháng sinh kê theo đơn.
Với trẻ nhỏ (từ 6 tháng tuổi trở lên), hệ miễn dịch chủ động còn non nớt, chưa đủ hoàn thiện để bảo vệ cơ thể chống lại vi-rút, vi khuẩn, sự thay đổi thời tiết đột ngột từ bên ngoài. Vì vậy, để con luôn khỏe mạnh và hạn chế tối đa mắc bệnh về đường hô hấp, các bà mẹ nên quan tâm đến việc tăng cường sức đề kháng cho con. Việc bổ sung các dưỡng chất như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non) hàng ngày cho trẻ là biện pháp được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo. Immune Alpha và Colostrum đã được chứng minh có tác dụng giảm thiểu tình trạng ốm vặt, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh đường hô hấp như
viêm mũi,
viêm xoang mũi, viêm họng ở trẻ nhỏ hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.
Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất giúp
tăng cường sức đề kháng cho con, các bà mẹ cũng nên bổ sung thêm các khoáng tố như
Canxi ,
vitamin D3 và
MK7, DHA, axit folic để giúp trẻ phát triển chiều cao và trí tuệ vượt trội hơn, tăng cường thể lực.
Bác sĩ tư vấn cách bảo vệ sức khỏe & phòng bệnh Viêm Mũi cho trẻ, hãy gọi 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: bstuvan@caolonthongminh.vn để được giải đáp miễn phí. Cảm ơn bạn đã quan tâm!