Viêm mũi dị ứng để càng lâu càng gây ra những khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt cũng như giao tiếp hàng ngày của người bệnh.
Bị viêm mũi dị ứng là bệnh lý khá phổ biến diễn ra quanh năm ở cả trẻ em lẫn người lớn. Những tác nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu đến từ bầu không khí ô nhiễm, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm không phù hợp gây nên.
Những nguyên nhân cơ bản gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng khi xảy ra thường kèm theo một số triệu chứng như: chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi thành những tràng liên tục, chảy nước mắt, nghẹt mũi, mất vị giác. Nếu không được chăm sóc tốt, viêm mũi sẽ chảy dịch nhầy xuống họng hoặc khi mũi bị tắc, người bệnh phải thường xuyên thở bằng miệng, không khí kéo theo các dị nguyên có thể gây ngứa họng, ho, viêm họng kéo dài…
Viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh. Muốn biết
bị viêm mũi dị ứng phải làm sao, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục tốt nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng
viêm mũi dị ứng.
- Tiếp xúc với bụi, phấn hoa, nấm mốc, hóa chất, lông (vật nuôi, thú nhồi bông, vải, sợi).
- Ăn thực phẩm chứa nhiều protein gây dị ứng như hải sản (tôm, cua, ngao), trứng, sữa.
- Dị ứng với thuốc: kháng sinh, thuốc gây mê, aspirin.
- Di truyền: Gia đình từng có người mắc các bệnh dị ứng: vẩy nến, hen suyễn, mề đay.
Bị viêm mũi dị ứng phải làm sao?
Viêm mũi dị ứng là loại bệnh thuộc về cơ địa (hệ miễn dịch quá nhạy cảm với các dị nguyên gây bệnh). Ở những người mắc viêm mũi dị ứng mãn tính, việc điều trị không thể khỏi dứt điểm mà chỉ làm giảm triệu chứng hoặc hạn chế số lần tái phát bệnh trong năm. Nếu mắc viêm mũi dị ứng cấp hay viêm mũi dị ứng thể mãn tính, người bệnh cũng có thể điều trị bằng 3 biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc dạng xịt, nhỏ giọt hay thuốc kháng sinh histamine đều được các bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tùy tiện sử dụng vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Hóa giải mẫn cảm: Đây là biện pháp hiệu quả nhất nhưng chưa được áp dụng tại Việt Nam vì chi phí đắt và thời gian điều trị cần kéo dài. Theo đó, người bệnh sẽ được tiêm các kháng nguyên gây dị ứng vào cơ thể với liều lượng tăng dần. Khi hệ miễn dịch đã quen với sự hiện diện của các kháng nguyên, dị nguyên, cơ thể sẽ không gây ra các phản ứng và không xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
- Tránh xa dị nguyên gây bệnh: Cũng giống như biện pháp giải mẫn cảm, người bệnh cần đến các trung tâm y tế để xét nghiệm và tìm ra “thủ phạm” gây viêm mũi dị ứng. Khi đó, người bệnh chỉ cần tránh tiếp xúc với những yếu tố này là được.
Ngoài những lưu ý trên, các bậc cha mẹ khi có con bị viêm mũi dị ứng cũng cần quan tâm nhiều hơn đến việc bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các yếu tố gây bệnh ở trẻ nhỏ. Việc cung cấp cho con các thành phần như Immune Alpha, Colostrum, FOS, Canxi (nano), Vitamin D3, MK7 là rất quan trọng. Các dưỡng chất này giúp trẻ hạn chế ốm vặt, ngăn ngừa các bệnh mạn tính, bệnh hô hấp và phát triển chiều cao hiệu quả và an toàn nhất.